Các nhà chế biến đang phản đối với mức thuế nhập khẩu nguyên liệu thô cao, ở mức 12 – 18%, nên họ không có khả năng trang trải chi phí nhập khẩu nguyên liệu thô để chế biến và xuất khẩu. Điều này dẫn đến các nhà chế biến phải hoạt động dưới công suất, thường chỉ đạt khoảng 50 – 60%, tình trạng lặp lại như năm 2010.
Là một trong những nhà xuất khẩu thuỷ sản hàng đầu thế giới, những rào cản với hoạt động chế biến xuất khẩu là sản lượng đánh bắt ngày càng thấp do tình hình an ninh trên biển. Đồng thời, những thương nhân Trung Quốc đang cạnh tranh với các doanh nghiệp nội địa trên thị trường nguyên liệu thô tại các cảng cá hoặc thuyền đánh cá ngoài khơi.
Tại ĐBSCL, khoảng 1 triệu tấn tôm nuôi hàng năm trên diện tích khoảng 600 ngàn ha, không đủ cho các nhà chế biến vận hành toàn công suất, đặc biệt là trong thời điểm đầu năm.
Hơn nữa, nhiều doanh nghiệp chế biến tôm địa phương bị buộc phải liên tục hoạt động dưới công suất do giá nguyên liệu thô tăng nhanh hơn giá xuất khẩu. Hầu hết các doanh nghiệp không thể giành lợi nhuận do giá xuất khẩu không theo kịp chi phí đầu vào, chi phí lãi vay, giá điện, nhiên liệu và đóng gói.
Ngoài ra, tình hình tôm chế hàng loạt diễn biến rất nghiêm trọng trong năm nay do thời tiết bất lợi và dịch bệnh lan nhanh tại các khu vực nuôi tôm đã làm giảm sản lượng. Dịch bệnh diễn ra nghiêm trọng nhất vào tháng 6 và làm thiệt hại 47,6 triệu USD cho nông dân nuôi tôm.
Một số doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam đã đối phó với tình trạng thiếu hụt tôm nguyên liệu bằng cách nhập khẩu nguyên liệu thô để đáp ứng các đơn hàng xuất khẩu, duy trì hoạt động sản xuất và tạo công ăn việc làm ổn định cho người lao động.
Theo VASEP, những nhà chế biến – xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam đang có nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu thô và đề xuất giảm thuế nhập khẩu đối với các loại nguyên liệu thuỷ sản thô này.
Việt Nam chủ yếu nhập khẩu nguyên liệu thô từ Nhật Bản, ASEAN, Hàn Quốc và Mỹ. Các công ty Việt Nam đang kêu gọi giảm thuế nhập khẩu tôm sú, tôm thẻ chân trắng và các loại thuỷ sản thân mềm để đạt mục tiêu xuất khẩu 6,5 – 6,7 tỷ USD đến năm 2015 và 8 tỷ USD đến năm 2020.
Kim Dung AGROINFO
Theo fis.com