Tuy nhiên, theo báo cáo “Thực trạng nuôi trồng thủy sản và nghề cá thế giới năm 2010 của Liên Hiệp Quốc”, khi nhu cầu thủy sản tăng, nguồn lợi thủy sản của thế giới cũng ngày càng bị lạm thác và cạn kiệt, đây là một vấn đề đáng lo ngại,.
Tiến sỹ Daniel Pauly, nhà sinh vật học biển và giáo sư của Đại học British Columbia cho biết, nếu hiểu theo cách đơn giản, chúng ta đang ăn quá nhiều thủy sản. Tuy nhiên, chúng ta đang gây quá nhiều áp lực đối với nghề cá thế giới không phải do chúng ta ăn quá nhiều, cũng không phải do dân số đông. Giới khoa học đang bất đồng về vấn đề này.
Ba hoặc bốn năm trước đây, mọi người đều cho rằng nghề cá hoạt động yếu kém, một lần nữa đây lại là vấn đề hiện gây tranh cãi, giống như người ta nói về hiện tượng nóng lên của toàn cầu.
Nhiều cuộc tranh luận đã diễn ra xung quanh các số liệu khai thác thủy sản toàn cầu hàng năm. Năm 1996, con số này đạt đỉnh 86,3 triệu tấn, sau đó giảm dần và xuống còn khoảng 79,5 triệu tấn năm 2008.
Trong khi một số nhà khoa học cho rằng con số trên giảm cho thấy tình trạng lạm thác đã được hạn chế và nguồn lợi thủy sản đang được khôi phục, những người khác lại nghĩ rằng các số liệu trên chứng tỏ nguồn lợi thủy sản đã bị lạm thác hoặc cạn kiệt.
Ông Pauly cho rằng sự thay đổi lượng thủy sản khai thác và tiêu thụ có thể giải thích được một phần do sự mở rộng hoạt động khai thác ở những vùng lãnh hải mới trong hơn 50 năm qua. Châu Âu cũng như Mỹ và Nhật Bản hiện đang NK phần lớn thủy sản từ các nước đang phát triển.
Khi nguồn lợi thủy sản Châu Âu bị cạn kiệt, người Châu Âu sẽ đơn giản mở rộng ngư trường khai thác về phía nam. Điều tương tự cũng diễn ra ở Nhật Bản và Mỹ. Do vậy, thay vì bảo tồn để phát triển bền vững, người ta chỉ tập trung tìm ra những ngư trường mới, ngay cả nhuyễn thể ở Nam Cực cũng bị khai thác. Hoạt động mở rộng ngư trường về phía nam có vẻ sắp đến hồi kết vì sẽ không có thêm vùng lãnh hải nào nữa để chinh phục.
Trong khi các nhà khoa học còn đang bất đồng về thực trạng nghề cá thế giới, FAO đã đưa ra một kết luận rõ ràng, sản lượng khai thác thủy sản toàn cầu sẽ không thể tăng nếu không có những kế hoạch quản lý hiệu quả nhằm khôi phục nguồn lợi đã bị lạm thác. Ông Pauly cũng cho rằng, nếu không khôi phục nguồn lợi thủy sản, lượng thủy sản phục vụ cho nhu cầu của con người sẽ bị thiếu hụt trầm trọng.
Theo Vasep