Tình hình kinh tế tại Mỹ và EU sẽ là yếu tố chính tác động tới nhu cầu tiêu thụ tôm tại 2 thị trường lớn này. Người tiêu dùng đang chuyển từ tiêu thụ tôm cỡ lớn sang tiêu thụ tôm cỡ trung và nhỏ. Điều này khiến nguồn cung tôm các cỡ này sẽ thiếu hụt bởi hiện nay, một lượng lớn tôm cỡ trung và nhỏ đang được sử dụng để chế biến các sản phẩm giá trị gia tăng.
Do vậy, giá tôm cỡ trung và nhỏ thường ổn định và có xu hướng tăng nhẹ, trong khi giá tôm cỡ lớn sẽ biến động do chuyển hướng tiêu dùng này.
Giá tôm khó có khả năng giảm trong thời gian tới do chi phí đầu vào cho nuôi và sản xuất tôm đều tăng cao. Mặc dù giá tăng nhưng tôm nuôi vẫn là mặt hàng có giá hợp lý so với nhiều loại thực phẩm khác.
Sản lượng và nguồn cung cấp tôm của Thái Lan nói chung khá ổn định. Người nuôi thành thạo quy trình và kỹ thuật nuôi tôm mặc dù công việc này chịu tác động của nhiều yếu tố khó kiểm soát như nước biển, thời tiết hay dịch bệnh. Người nuôi tôm ở Thái Lan được đào tạo và có thể đối phó kịp thời với những tác nhân này.
Nhìn sang các nước trong khu vực như Inđônêxia hay Việt Nam là 2 nước cũng thường xuyên gặp phải nhiều trở ngại như thiên tai hay dịch bệnh do vị trí địa lý. Vì vậy, 2 nước này khó có khả năng tăng sản lượng cũng như nguồn cung tôm.
Đối với Ấn Độ, năm nay là một năm thành công của ngành sản xuất tôm nước này và họ được coi là nhà cung cấp chính tôm cỡ lớn trong năm nay. PTN có 5 nhà máy chế biến ở Thái Lan với doanh thu của PTN đạt khoảng 400 triệu USD. Công ty có nhiều trại nuôi tôm nhưng vẫn thu mua tôm của người dân.
Theo Vasep