Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Sàn CBOT ngày 7/5/2012: Áp lực bán ra khiến giá đậu nành giảm mạnh
09 | 05 | 2012
Giá đậu nành kỳ hạn tháng 7/2012 kết thúc phiên giao dịch ngày 07/05/2012 giảm 12,5 cent, ở mức 1.465,75 cent/bushel, giảm 13 cent so với mức cao nhất và tăng 5,5 cent so với mức thấp nhất.

Giá đậu nành kỳ hạn tháng 11 chốt phiên giảm 13,25 cent, ở mức 1.353,5 cent/bushel, tăng 3,5 cent so với mức thấp nhất và giảm 14,5 cent so với mức cao nhất. 
Giá khô dầu đậu nành kỳ hạn tháng 7/2012 chốt phiên giảm 6,1 USD, ở mức 426,5 USD/ tấn ngắn, tăng 1,4 USD so với mức thấp nhất và giảm 7,0 USD so với mức cao nhất. Giá dầu đậu nành kỳ hạn tháng 7 chốt phiên giảm 0,07 cent ở mức 53,58 cent/pound, giảm 0,19 cent so với mức cao nhất và tăng 0,32 cent so với mức thấp nhất. 


Các yếu tố hỗ trợ giá suy yếu cùng với dự báo tình hình thời tiết thuận lợi đã tạo áp lực bán ra ngay từ đầu phiên. Mặc dù các yếu tố bên ngoài thuận lợi hơn (đồng đô la Mỹ giảm và thị trường vốn tăng) thì giá đậu nành kỳ hạn tháng 7 vẫn giảm xuống mức thấp mới vào giữa phiên. 


Tính đến ngày 06/5/2012 vụ gieo trồng đậu nành Mỹ đã hoàn tất gần 22% so với mức 12% của tuần trước. Các nhà xuất khẩu cho biết 110.000 tấn đậu nành Mỹ niên vụ 2011/12 đã được bán cho một quốc gia chưa công bố. Lượng xuất hàng tuần ở mức 9,99 triệu bushel, thấp hơn mức dự đoán 15 triệu và 11 triệu cần đạt mỗi tuần để đạt được kế hoạch của Bộ Nông nghiệp Mỹ. 


Dự trữ hạt cải dầu tại Canada vào ngày 31/3/2012 giảm xuống mức thấp nhất trong 7 năm qua đạt 4,3 triệu tấn, thấp hơn nhiều so với dự đoán và mức 6,2 triệu tấn của năm trước.  Các nhà môi giới dự đoán sản lượng dự trữ của niên vụ 2011/2012 sẽ đạt gần 215 triệu bushel so với mức 250 triệu đưa ra trong báo cáo tháng 4/2012.
 



Bộ môn CS & CL
Báo cáo phân tích thị trường