Phó giám đốc Sở nông nghiệp Battambang, Chhim Vuthra đã cho rằng diện tích trồng sắn giảm từ 66,000 hecta xuống 54,000 hecta trong 6 tháng đầu năm 2012.
Sự giảm sút là kết quả của việc giá năm trước thấp và người nông dân không có kho để dự trữ sau thu hoạch, dẫn đến sụt giảm cả về sản lượng và chất lượng; nhưng những thương nhân thì không quan tâm đến điều này.
Trong tháng 4, một lô hàng 1600 tấn sắn đã bị chặn ở biên giới Thái Lan nhưng cuối cùng đã được cho qua khi những thương nhân đã được cấp giấy phép cho việc bán sắn.
Ngoài ra, một khó khăn khác đã cản trở những người trồng sắn ở Campuchia chính là việc Thái Lan yêu cầu Campuchia hạn chế xuất khẩu sắn sang nước láng giềng với giá cao hơn giá của Thái Lan.
Chea Kea, một thương nhân người địa phương có trụ sở ở Pailin cho biết ông đã trồng ngô đỏ thay vì trồng 1,000 hecta sắn, nhưng ngô phát triển không tốt vì không đủ lượng mưa.
Ông cũng nghĩ rằng giá sắn sẽ không ổn định trong mùa thu hoạch sắp tới và không thể chắc chắn giá sẽ tăng.
Chhim Vuthra cũng nói rằng diện tích trồng ngô đỏ 6 tháng đầu năm 2012 đã đạt tới 54,000 hecta so với năm trước chỉ đạt có 27,000 hecta trên địa bàn tỉnh.
“Sự sụt giảm trong diện tích trồng sắn sẽ làm ảnh hưởng đến chi phí, dẫn đến việc giá sắn tăng cao khi sản phẩm được đưa ra thị trường – đó là một điều tốt”.
Một người Campuchia sở hữu một nhà máy chế biến sắn được xây dựng ở tỉnh Battambang, sẽ làm tăng thêm giá trị xuất khẩu sắn.
Theo Heng Bung Hor, Giám đốc sở Nông nghiệp của tỉnh Banteay Meanchey, diện tích trồng sắn của tỉnh giảm khoảng 2,000 hecta sắn từ 42,000 hecta trong năm ngoái xuống 40,000 hecta trong năm nay.
Ông cũng cho biết thêm mặc dù những người nông dân trồng sắn bị ảnh hưởng bởi giá năm trước nhưng sắn là một loại cây dễ trồng hơn các loại cây khác vì dễ chăm sóc và cung cấp sản lượng lớn.“Nếu thị trường phát triển thì những người nông dân sẽ thu được nhiều lợi ích”.
Thu Hà- Bộ môn Nghiên cứu Chiến lược Chính sách biên dịch