Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Rabobank: Thị trường nguyên liệu giao ngay nhường chỗ cho chiến lược nguồn cung TACN dài hạn
14 | 12 | 2016
Trong một nhận định về nguồn cung thực phẩm giàu protein, Rabobank cho rằng sự hợp nhất theo ngành dọc ngày càng mạnh sẽ là bước đệm cho các công ty TACN, chăn nuôi hoặc thương mại trong những giai đoạn biến động giá cao.

Theo Rabobank, các khuynh hướng hiện tại cho thấy cân bằng cung cầu các sản phẩm giàu protein từ hạt có dầu có thể gặp áp lực trong thập kỷ tới, dẫn tới một loạt các phản ứng dọc chuỗi giá trị sản xuất thịt. “Tăng tỷ trọng protein trong TACN, cộng với tiêu dùng thịt ngày càng tăng và tăng trưởng dân số theo giá trị tuyệt đối, làm dấy lên những câu hỏi lớn về làm cách nào nguồn cung các loại rau củ của có thể đạt tốc độ tương đương với nhu cầu ngày càng tăng cho TACN. Do đó, sản xuất thịt có thể sẽ chuyển dịch đến gần các khu vực trồng đậu tương hơn. Các chiến lược nguồn cung TACN dài hạn hơn, cũng như các kho dự trữ, sẽ làm giảm tầm quan trọng của thị trường giao ngay”, báo cáo của Rabobank chỉ ra.

Các chiến lược đối phó biến động nguồn cung

Theo bà Clara van der Elst, nhà phân tích cao cấp tại bộ phận nghiên cứu chuỗi cung ứng kinh doanh nông nghiệp và thực phẩm của Rabobank, các công ty trong ngành kinh doanh nông sản có thể triển khai các chiến lược để giải quyết các rủi ro cũng như cơ hội trong chuỗi cung ứng thực phẩm giàu protein. “Có nhiều cách để định vị trong chuỗi cung ứng, nhưng có hai dạng chính. Thứ nhất là R&D hoặc công nghệ, trong các lĩnh vực như cải thiện năng suất cây trồng, xây dựng công thức TACN, phát triển các loại TACN giàu protein thay thế và cải thiện tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR). Thứ hai là các chiến lược kinh doanh liên quan đến các quan hệ đồng minh chặt chẽ và khả năng hợp nhất theo ngành dọc giữa các công ty hoạt động trong các khâu gần gũi của chuỗi cung ứng”.

Bà cho biết hợp nhất theo ngành dọc có thể tiến hành thông qua các hoạt động thâu tóm, liên doanh, tăng trưởng hữu cơ hoặc các hợp đồng cung ứng dài hạn. “Nếu một công ty chủ động mở rộng hoạt động trong chuỗi cung ứng, dù theo cách hợp nhất các doanh nghiệp sản xuất TACN và sản xuất thịt – 2 khâu – hay sản xuất ngũ cốc và các hạt có dầu với sản xuất TACN và thịt – 3 khâu – thì sẽ ở điều kiện tốt hơn để cân bằng các biến động giá, cải thiện vị thế thị trường và giảm chi phí tài chính”.

Sản xuất TACNm theo bà van der Elts, đang ngày trở thành một ngành kinh doanh thâm dụng tri thức và R&D và lĩnh vực hàng hóa là một ngành mang tính hợp nhất rất cao, nên một công ty nguyên liệu TACN có thể hưởng lợi từ liên kết với doanh nghiệp thương mại ngũ cốc và hạt có dầu về khía cạnh quy mô.

Các kết quả chính trong nghiên cứu chuỗi cung ứng protein của Rabobank

Sử dụng TACN giàu protein từ đậu tương, hạt cải, và hạt hướng dương, chủ yếu do tăng trưởng nhu cầu của Trung Quốc, đã tăng từ 160 triệu tấn trong năm 2003 lên 257 triệu tấn trong năm 2014. Giá đậu tương đã tăng hơn gấp đôi trong giai đoạn 2005 – 214 do nhu cầu cao và các vụ sản xuất thất bát nên không thể đảm bảo tăng trưởng nguồn cung. Mặc dù các vụ đậu tương bội thu trong 2 năm qua đã đưa tỷ lệ tồn kho/tiêu dùng toàn cầu lên mức cao kỷ lục, nhóm nghiên cứu của Rabobank cho rằng chỉ cần một năm hạn hán có thể gây ra những kết quả đáng thất vọng.

Các nhà phân tích cũng lưu ý tăng trưởng ngành nhiên liệu sinh học được dự báo chậm lại – ngành nhiên liệu sinh học là một động lực quan trọng cho tăng sản xuất nông sản giàu protein trong thập kỷ qua – cũng sẽ thay đổi tình hình ngành TACN giàu protein và gia tăng áp lực trở lại lên năng suất đậu tương, vốn dễ tổn thương trước hạn hán và dịch bệnh. Mặc dù diện tích canh tác tăng có thể là một động lực nguồn cung nhưng sự khan hiếm đất đai là một rào cản lớn. Các chuyên gia kinh doanh nông nghiệp cũng dự báo các giai đoạn biến động giá mạnh sẽ trở nên thường xuyên trong thập kỷ tới.

Sự nổi lên của sản xuất nông nghiệp thâm canh trên toàn cầu

Báo cáo của Rabobank nhấn mạnh cách mà thâm canh hóa và hiện đại hóa sản xuất TACN tại các thị trường mới nổi, cải thiện giống vật nuôi và tốc độ tăng trọng tăng, và sự ưa chuộng ngày càng tăng các sản phẩm gia cầm và cá so với thịt bò và thịt lợn trên toàn cầu là những động lực chính làm tăng sử dụng nông sản giàu protein trong TACN.

Nguyên liệu thực vật đươc dự đoán sẽ tăng từ 5% lên 15% trên mỗi kg thịt, sữa hoạc thủy sản được sản xuất trong năm 2023. Khuynh hướng tăng tiêu dùng gia cầm và cá trên toàn cầu sẽ cũng làm gia tăng nguyên liệu thực vật trong thức ăn chăn nuôi do ngành gia cầm và nuôi thủy sản, do tốc độ tăng trưởng nhanh và hiệu quả chuyển đổi thức ăn cao, sẽ yêu cầu tỷ trọng cao hơn nguồn protein trong công thức TACN so với gia súc hoặc lợn.

Theo Feed Navigator



Gappingworld
Báo cáo phân tích thị trường