Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Ngành thủy sản Trung Quốc đối mặt với cuộc khủng hoảng lợi nhuận
04 | 10 | 2017
Phía sau tình thân ái ngoại giao và các buổi lễ tổ chức long trọng gần đây, hàng loạt lo ngại và giận dữ tại các nước như Indonesia, Malaysia và Nigeria về các tham vọng địa chính trị của Trung Quốc như “Một vành đai, một con đường”.

Các nhà chức trách và quản lý thủy sản nhóm họp tại Hong Kong trong hội chợ thương mại thường niên Seafood Expo Asia gần đây đều quan tâm tới các cuộc gặp riêng rẽ thảo luận về vấn đề bán phá giá của Trung Quốc khi nước này đẩy giá bán xuống dưới giá thành. Kế hoạch tăng giao dịch về lượng của Trung Quốc, như các thảo luận nói trên, chính là động lực cho các sản phẩm chế biến giá rẻ của Trung Quốc xâm chiếm thị trường, gây sức ép về giá lên các nước khác và làm giảm khả năng phát triển của các ngành chế biến thủy sản tại các nước này.

Họ đưa ra câu hỏi: Nếu xóa bỏ các trợ cấp trực tiếp lẫn gián tiếp, liệu xuất khẩu thủy sản Trung Quốc có cạnh tranh được hay không? Đất, nước, điện và tín dụng đều sẵn có cho các nhà chế biến thủy sản lớn của Trung Quốc ở mức rất ưu đãi.

Ngoài ra, các công ty này hiện cũng nhận được rất nhiều ưu đãi khác. Các nhà xuất khẩu Trung Quốc sắp sửa nhận được trợ cấp ẩn cực lớn, trị giá hàng nghìn tỷ NDT nhờ “Một vành đai, một con đường” (“One Belt, One Road” (OBOR) – chính sách gần đây của chính phủ Trung Quốc khuyến khích xây dựng một mạng lưới các tuyến vận tải ngoài Trung Quốc để vận hành các hoạt động xuất khẩu. Nhưng nhiều nước cho rằng sự kết nối mạnh hơn đến Trung Quốc khiến các nhà sản xuất nội địa sẽ phải trả một cái giá cao.

Phần lớn các hàng hóa Trung Quốc xuất hiện tại các cửa hàng địa phương nhờ đường bộ và đường sắt tốt hơn, giúp kết nối các nhà xuất khẩu trung Quốc tới khu vực trung Á và Iran. Một cảng tại Pakistan đã được tu sửa theo chính sách OBOR, đã mở ra một tuyến đường mới cung ứng các nguyên liệu thô từ biển Arab sang Trung Quốc. Các dự án hạ tầng này vươn xuống phía Nam tới Sri Lanka và vươn sang phía Tây tới Trung Đông, châu Phi và Đông Âu.

Theo số liệu chính thức, Trung Quốc hiện có hơn 10.000 nhà máy chế biến thủy sản. Nhiều bằng chứng cho thấy số liệu này tương đối chính xác, nhưng số lượng lớn nghĩa là thị trường đã bão hòa. Một nửa số nhà chế biến này chỉ cạnh tranh về giá và khiến lợi nhuận biên thị trường ngày càng giảm do cạnh tranh xuất khẩu nhờ giá và các khoản trợ cấp. Dư thừa năng suất của ngành thủy sản Trung Quốc dẫn tới việc chỉ có thể xuất khẩu hiệu quả nếu chịu lỗ, và điều này cũng đúng với nhiều ngành xuất khẩu khác, như thép Trung Quốc vốn đang chiếm rất nhiều sự quan tâm của báo giới quốc tế.

Cá rô phi Trung Quốc ghi nhận đã mở hàng loạt thị trường lớn tại Trung Đông và Tây Phi – nhiều thị trường này có các vùng nước bị khai thác quá mức bởi các tàu cá Trung Quốc và phương Tây. Cá rô phi Trung Quốc ngày càng chiếm lĩnh tốt các thị trường này bởi chi phí nuôi và chế biến cá tại Phúc Kiến và Quảng Đông rẻ hơn tại các khu vực tại châu Phi.

Sự hưng phấn quanh các cơ hội xuất khẩu nhờ OBOR đã che mờ thực tế khắc nghiệt. Nhiều doanh nghiệp thủy sản Trung Quốc đang trong tình trạng tài chính rất khó khăn. Nhiều doanh nghiệp đưa ra quyết định sản xuất kinh doanh không dựa vào thị trường hoặc thương mại, mà chủ yếu dựa vào các vấn đề chính trị địa phương – tăng trưởng việc làm và số liệu xuất khẩu, vốn rất cần thiết cho dữ liệu việc làm của các nhà chức trách Trung Quốc đầy tham vọng. Tất nhiên, Trung Quốc vẫn còn nhiều doanh nghiệp thành công và vận hành tốt nhưng họ đang bị kìm hãm bởi những doanh nghiệp kém hiệu quả hơn, những doanh nghiệp bóp méo cạnh tranh bằng hạ giá (vả tất nhiên, cả chất lượng). Thay vì tập trung vào đổi mới và tăng năng suất, nhiều doanh nghiệp đang đổ rất nhiều tiền (thường từ nguồn vay mượn) vào bất động sản và các lĩnh vực khác như du lịch, vốn mang lại lợi nhuận nhanh hơn và lớn hơn. Nếu và khi giá bất động sản Trung Quốc giảm- và nhiều dự báo cho rằng cú nổ bong bóng này là không thể tránh hỏi – các đòn bảy tài chính để đầu tư vào bất động sản của các công ty thủy sản sẽ gây ra gánh nặng nợ nần cực lớn.

Quá trình điều chỉnh dựa trên thị trường của ngành thủy sản Trung Quốc vẫn đang diễn ra. Được kích thích bởi triển vọng tiếp cận thị trường OBOR, các công ty sẽ tiếp tục sản xuất ở mức lợi nhuận biên thấp, không đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, chuyển đổi sang các loài thủy sản hoặc sản phẩm giá trị cao hơn, hoặc giảm quy mô lao động.

Chiến thuật này chứa đựng những rủi ro lớn. OBOR sẽ kéo dài thời gian tồn tại của nhiều công ty trong các ngành sản xuất đang chịu tình trạng dư thừa công suất, bao gồm chế biến thủy sản, và bóp nghẹt cơ hội của các nhà sản xuất ở đâu đó trong phạm vi của nó. Tình trạng này sẽ gây ra nhiều lo ngại cho các nước sản xuất khác – mặc dù mối lo ngày được xoa dịu phần nào nhờ cơ hội tiếp cận cơ sở hạ tầng tốt hơn thông qua OBOR.

Theo Seafood Source (gappingworld.com)



Báo cáo phân tích thị trường