Tuy nhiên, các nhà sản xuất địa phương đang cảm nhận thấy sức cạnh tranh của các sản phẩm nhập khẩu và một số đang bảo vệ hoạt động kinh doanh rất thành công thông qua đẩy mạnh các thương hiệu địa phương. Pháp luôn luôn ở vị trí dẫn đầu về sản xuất hàu và gần đây là sản xuất trai. Châu Âu, vốn luôn là thị trường chính cho trai, nghêu và hàu, có giai đoạn tiêu thụ cao nhất trong năm là vào mùa hè và mùa nghỉ lễ. Giá thủy sản hai mảnh vỏ tăng phi mã trong dịp này, thập chí hơn cả mức tăng những năm trước.
Trai
Sản xuất trai Chile đã phục hồi từ hoạt động sản xuất gặp nhiều khó khăn hồi năm ngoái. Thực tế này có thể cảm nhận được thông qua dữ liệu thương mại, với Tây Ban Nha (+32%) và Pháp (+23%) đều tăng mạnh nhập khẩu từ Chile. Năm 2017, Wadden Sea có một mùa sản xuất tốt, và hưởng lợi lớn nhất là các nhà đóng gói Hà Lan.
Trong quý 1/2017, khoảng 60.000 tấn trai đã được đưa vào lưu thông thương mại quốc tế, thấp hơn khoảng 20% so với cùng kỳ năm 2016. Trong khi Chile đang nỗ lực tăng xuất khẩu, các nước châu Âu như Hà Lan và Tây Ban Nha đều báo doanh số bán trai giảm. Trong số các nước nhập khẩu, EU chiếm hơn 2/3 thương mại trai toàn cầu.
Vẹm Pháp được bảo vệ bởi một số dấu niêm phong chất lượng. Một trong số này là spécialité traditionnelle garantie (STG), đảm bảo chất lượng và khả năng truy xuất nguồn gốc đối với sản phẩm vẹm Pháp. Ngoài ra, một số khu vực sản xuất cũng có logo riêng để phân biệt với vẹm nhập khẩu. Hơn nữa, các nhà sản xuất vẹm của khu vực Mount St. Michel có logo nguồn gốc được thị trường đích bảo vệ trên các sản phẩm, và trong một số thời điểm sản xuất trai, thậm chí Label Rouge có thể được áp dụng. Tất cả các nỗ lực xúc tiến marketing này cho thấy tầm quan trọng của sản xuất trai tại một số khu vực của Pháp. Thực vậy, một khi sản xuất vẹm quay trở lại – thường rơi vào tháng 6 – tất cả vẹm được tiêu thụ tại Pháp đều được sản xuất nội địa. Tuy nhiên, kể từ tháng 12 trở đi, do thiếu nguồn cung vẹm nên trai được nhập khẩu.
Trong quý 1/2017, nhập khẩu trai của Pháp tăng nhẹ 3% so với cùng kỳ năm 2016, đạt mức 14.300 tấn. Hà Lan và Tây Ban Nha vốn là các nước xuất khẩu chính tới thị trường Pháp, chiếm 30% thị phần. Tuy nhiên, trong năm 2017, Chile tham gia thị trường và đã xuất khẩu khoảng 2.300 tấn trai trong quý 1/2017, tăng 23% so với năm 2016.
Sản xuất trai tại Tây Ban Nha chủ yếu là do các doanh nghiệp nhỏ đảm nhận tại Galacia. Trung bình khoảng 250.000 tấn trai được sản xuất tại Tây Ban Nha và 95% sản lượng đến từ Galacia. Con số này cho thấy sự phục hồi mạnh hoạt động sản xuất sau một số năm suy giảm như năm 2013, khi truyền thông đưa tin tiêu cực và sản lượng trai giảm. Do sản xuất nội địa diễn biến thuận lợi, nhập khẩu của Tây Ban Nha giảm. Trong quý 1/2017, Tây Ban Nha nhập khẩu khoảng 4,400 tấn, giảm 20% so với năm 2013.
Hàu
Không giống như trai và nghêu, giai đoạn mùa hè không phải là mùa cao điểm tiêu thụ hàu tại Pháp và các nước Địa Trung Hải. Pháp thường giảm tiêu thụ hàu trong mùa hè và thiếu nguồn cung được cảm nhận rõ ràng ở phân khúc bán lẻ, nhưng các nhà sản xuất ven biển đang tối ưu hóa bán hàng trực tiếp trong suốt mùa du lịch, thông qua các kênh bán hàng sáng tạo như xe tải ẩm thực và các quầy phân phối tự động có kiểm soát nhiệt độ 24/7. Ngoài ra, viện khoa học Pháp Institut Français de Recherche pour l’Exploitation de la Mer (IFREMER) đang theo dõi trở lại tỷ lệ chết của hàu trong mùa hè. Viện này báo cáo tỷ lệ chết của hàu trong mùa hè vừa qua là 27,9% với mức biến động mạnh theo từng vùng.
Trong quý 1/2017, chỉ 13.000 tấn hàu tham gia thị trường giao dịch quốc tế, với Pháp và Trung Quóc là các nước cung cấp chính. Sản xuất và thương mại hàu được cho là sẽ tăng trong quý 4/2017.
Nghêu
Nhu cầu đối với nghêu tăng vọt trong những tháng đầu năm 2017. Phần lớn sản lượng được tiêu thụ nội địa. Sản xuất nghêu tại Ý được bán với giá 17 Euro/kg cho loại nghêu sản xuất nội địa. Nghêu được giới thiệu 20 năm trước tại khu vực Địa Trung Hải và đã phần lớn thay thế loài nghêu bản địa. Mùa hè năm 2016, giá loại nghêu ngày dao động trong khoảng 9 USD/kg. Giá tăng vọt do nhu cầu cao trong mùa hè.
Sò điệp
Trung Quốc là nước sản xuất, xuất nhập khẩu lớn mặt hàng sò điệp trên thị trường quốc tế. Với lượng nhập khẩu 33.000 tấn trong quý 1/2017, Trung Quốc chiếm 1/3 kim ngạch nhập khẩu toàn cầu, theo sau là Mỹ và Pháp. Tổng lượng sò điệp giao dịch quốc tế thấp hơn mức 10% trong năm 2016. Điều này có thể được giải thích là một diễn biến điều chỉnh của thị trường sau hoạt động nhập khẩu sôi động trong năm 2016.
Hiện các nước đang phát triển có thể sẽ tăng đầu tư vào cơ sở hạ tầng và kiểm soát chất lượng để có thể xuất khẩu vào thị trường thủy sản 2 mảnh béo bở tại EU, hiện chỉ mở cho một số ít nước.
Theo Globefish (gappingworld.com)