Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Trung Quốc đang đánh cược vào cuộc chiến thủy sản toàn cầu
01 | 11 | 2017
Trung Quốc đang đánh cược vào cuộc chiến thủy sản toàn cầu

Khai thác nguồn cá nước nổi là một phần quan trọng trong chính sách quốc gia của Trung Quốc. Mỗi lần nói đến loài thủy sản ưa thích của người Nhật như cá thu đao Thái Bình Dương và mực ống biến mất khỏi thị trường do thiếu nguồn cung, các báo cáo tin tức thường dẫn chiếu nguyên nhân cho tình trạng khai thác quá mức nguồn lợi thủy sản của phía Trung Quốc. Tuy nhiên, ít khi nào thông tin đề cập tới một thực tế là đội tàu khai thác cá nước nổi của Trung Quốc đã tăng vọt lên khoảng 3.000 tà và chính phủ của ông Tập Cận Bình không ngần ngại xung đột với các nước khác về vấn đề này. Thực vậy, Trung Quốc đang đánh cược vào cuộc chiến nguồ n lợi thủy sản trên quy mô toàn cầu.

Viết cho Washington Post hồi giữa tháng 9 vừa qua, James G. Stavridis, cựu đô đốc Mỹ và nguyên chỉ huy trưởng liên quân tối cao NATO, cảnh báo rằng Trung Quốc đang tiến hành một “cuộc chiến hỗn hợp” trong ngành thủy sản. Ông cáo buộc Trung Quốc huy động không chỉ ngư dân mà còn các lực lượng vũ trang vào cuộc để đảm bảo các nguồn lực thủy sản trên toàn cầu.

*“Cuộc chiến hỗn hợp” là một chiến lược phức tạp nhằm tại ra bất ổn tại một nước hoặc một khu vực thông qua xung đột giữa các người dân hoặc phá hủy cơ sở hạ tầng tại những nơi vốn đã có xung đột trước đây. Trường hợp của Nga và Crimea vào năm 2014 là một ví dụ điển hình cho “cuộc chiến hỗn hợp”. Ông Stavridis cho rằng chiến lược thủy sản của Trung Quốc đang đi xa hơn nhiều so với chỉ đơn thuần là khai thác quá mức các nguồn lợi thủy sản.

Các tàu khai thác cá nước nổi thường gồm những tàu cỡ lớn, công suất trên 100 tấn. Trung Quốc gần đây đã tăng cường đội tàu này bằng cách bổ sung thêm khoảng 400 tàu mới trong giai đoạn 2014 – 2016, đưa tổng số tàu khai thác cá nước nổi của nước này lên khoảng 2.600 tấn.

Các tàu này không chỉ hoạt động tại Bắc Thái Bình Dương mà cả tại Ấn Độ Dương, ngoài khơi các bờ biển châu Phi và tại Nam Đại Tây Dương gần Nam Mỹ. Ngược lại, các đội tàu khai thác cá nước nổi của Nhật Bản và Mỹ giảm quy mô, thấp hơn 10% so với Trung Quốc. Tổng công suất chuyên chở của đội tàu Trung Quốc đã vượt quá 60 triệu tấn ngay từ vài năm trước, chiếm hơn 1/3 tổng công suất chuyên chở trên toàn thế giới. Sự mở rộng nhanh chóng này phần nào xuất phát từ sự ráo riết mở rộng đội tàu khai thác cá nước nổi của Trung Quốc – vốn được chính phủ Trung Quốc hỗ trợ toàn diện.

Các hoạt động khai thác phi pháp

Trong tháng 8/2017, các nhà chức trách Ecuador đã bắt một thuyền cá của Trung Quốc cùng 20 thủy thủ đoàn do liên quan đến hoạt động khai thác phi pháp gần đảo Galapagos. Tàu này chứa 300 tấn cá mập, bao gồm cá mập búa, cho thấy Trung Quốc không ngần ngại hoạt động gần khu vực bảo tồn thế giới để khai thác vây cá mập, một loại thực phẩm cao cấp tại thị trường Trung Quốc. Thuyền trưởng tàu bị tuyên 3 năm tù.

Tháng 3/2016, một tàu tuần tra phòng vệ bờ biển Argentina đã giao chiến với một tàu cá kéo lưới của Trung Quốc hoạt động phi pháp trong vùng nước thuộc lãnh thổ nước này. Theo chính phủ Argentina, tàu cá này bị đánh chìm do liên tục khiêu khích tàu tuần tra dù đã bị cảnh báo nhiều lần. Sự việc này diễn ra tại các vùng nước có nguồn lợi mực ống dồi dào, cho thấy ngư dân Trung Quốc không e dè việc dong thuyền đi xa nhất có thể và sẵn sàng tham gia xung đột vũ trang với các nhà chức trách nước sở tại.

Hai tháng sau sự việc trên, một tàu khai thác mực ống Trung Quốc bị bắt ngoài bờ biển Nam Phi. Nam Phi vốn luôn kìm nén các hành động nghiêm khắc đối với Trung Quốc – do là thành viên cùng nhóm BRICS của các nền kinh tế mơi snoroi – nhưng rõ ràng chính phủ Nam Phi đã hết kiên nhẫn với sự xâm lấn liên tục của ngư dân Trung Quốc.

Tại các vùng nước gần Trung Quốc, ngư dân nước này cũng liên tục có các hành động táo bạo. Gần các đảo Natuna của Indonesia, mà Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền, lực lượng Hải quân Indonesia đã bắn vào các tàu cá Trung Quốc 3 lần chỉ trong năm 2016 do các hành vi khai thác thủy sản phi pháp. Đầu năm 2017, Jakarta tuyên bố một lần nữa rằng các vùng nước trong phạm vi 200 dặm của các đảo này thuộc khu vực đặc quyền kinh tế (EEZ) của Indonesia. Bắc Kinh đáp trả cho rằng tuyên bố này là vô nghĩa, nhưng khẳng định các đảo này nằm trong “Đường chín đoạn” của các vùng nước thuộc lãnh thổ Trung Quốc. Các nước khác trong khu vực như Philippines và Việt Nam cũng có các cuộc xung đột liên quan tới nguồn lợi thủy sản với Trung Quốc, cùng với các tranh chấp lãnh thổ tại biển Đông.

Bắc Kinh trực tiếp chỉ đạo chính sách nghề cá

Tất cả các vụ đụng độ trên cho thấy nguyên nhân chính khiến ngư dân Trung Quốc sẵn sàng nghênh chiến tại nhiều địa điểm trên thế giới chính là do tham vọng của Trung Quốc muốn đảm bảo đủ các nguồn lợi thủy sản.

Trung Quốc đang đưa các tàu cá đội thủy thủ được vũ trang – có tên gọi “Lực lượng Dân quân Vũ trang biển” – tới các vùng biển quanh đảo Sentaku (theo phía Nhật) tại biển Đông. Nhưng những hành động như vậy không chỉ được hiểu là có mục đích chính trị nhằm nhấn mạnh tuyên bố lãnh thổ của Trung Quốc với quần đảo này, mà còn là một phần cuộc chiến nguồn lợi thủy sản mà Trung Quốc đang tranh đấu.

Zhang Hongzhou, nghiên cứu sinh cấp cao tại đại học Nangyang của Singapore cho rằng chính phủ Trung Quốc trợ cấp cho ngành khai thác thủy sả lên tới 22 tỷ USD trong 5 năm giai đoạn 2011 – 2015. Tổng số tiền này chưa bao gồm hỗ trợ cho các chính quyền địa phương. Động thái này cho thấy mở rộng hoạt động khai thác cá nổi của Trung Quốc đang trở thành một phần quan trọng trong chính sách quốc gia của chính phủ.

Ông Stavridis cảnh báo rằng có khả năng Mỹ sẽ trở thành mục tiêu tiếp theo của ngư dân khai thác cá nổi từ Trung Quốc do Mỹ có khu vực EEZ lớn hơn bất cứ nước nào trên thế giới. Thực vậy, số lượng tàu khai thác cá Trung Quốc đang tăng lên nhanh chóng tại khu vực biển Caribbean.

Rõ ràng muốn tránh mọi đụng độ trực tiếp với lực lượng hải quân hoặc phòng vệ bờ biển Mỹ, Bắc Kinh đang tìm cách chốt các thỏa thuận khai thac thủy sản với Bahamas và các nước khác trong khu vực. Cơ quan phòng vệ bờ biển Mỹ cũng liệt các đội tàu khai thác cá nổi Trung Quốc là mối đe dọa quân sự và cảnh báo Mỹ phải bảo vệ chống lại tất cả các cuộc xâm lấn vào EEZ của lực lượng dân quân vũ trang biển Trung Quốc.

Cảm nhận mức đe dọa cao nhất từ sự leo thang của hoạt động khai thác thủy sản Trung Quốc, các nước Tây Phi như Senegal và Sierra Leone lại không có đội tàu nào có thể chống cự lại các tàu trọng tải đến 100 tấn của Trung Quốc và các lực lượng phòng bị bờ biển được trang bị rất nghèo nàn. Trên khắp các khu vực Tây Phi, nhiều ngư dân địa phương đang mất đi sinh kế do hoạt động khai thác quá mức của các đội tàu Trung Quốc, buộc phải tìm cái tị nạn sang Tây Âu. Khai thác thủy sản quá mức từ phía Trung Quốc thực chất đang tạo ra cuộc khủng hoảng chính trị quốc tế.

Gần đây, tàu khảo sát nguồn lợi cá nước nổi đầu tiên của Trung Quốc đã được vận chuyển tới Đại học Hàng hải Trung Quốc. Được nghiên cứu hợp tác bởi Bộ Nông nghiệp Trung Quốc và chính quyền Thượng Hải, tàu khảo sát này có tổng trọng tải 3.166 tấn, dài 85m và rộng 14,96m, có thể chạy 10.000 hải lý với đội thuyền viên 59 người. Tàu này có 5 phòng thí nghiệm, được đặt tên là Songhang, có nhiệm vụ khảo sát các nguồn lợi thủy sản và môi trường đại dương. Tàu sẽ khảo sát nguồn lợi thủy sản tại các vùng biển Bắc và Đông Nam Thái Bình Dương và vùng Tây Nam Đại Tây Dương, để giúp Trung Quốc tìm kiếm các vùng khai thác thủy sản mới.

Ngành khai thác cá nước nổi Nhật Bản từ lâu đã yếu đi do tuổi tác của ngư dân và thiếu đội thủy thủ để sẵn sàng ra khơi. Các nhà chức trách tại cơ quan nghề cá Nhật Bản đang đặt hy vọng vào ngành nông nghiệp để mang lại nguồn cung thủy sản nuôi ổn định cả về chất lượng và số lượng. Tuy nhiên, quan điểm của ngành thủy sản thế giới là hoạt động nuôi trồng thủy sản không thể là câu trả lời cho sự khai thác quá mức của phí Trung Quốc do thế giới cần một lượng lớn cá nước nổi để sản xuất TACN cho thủy sản nuôi.

Khi người Nhật đang đối diện với triển vọng những món cá mùa thu ngon lành dần biến mất trên bàn ăn, họ nên chú ý tới cuộc chiến thủy sản toàn cầu đang âm thầm diễn ra tại những vùng biển xa xôi.

Theo Japan Times (gappingworld.com)



Báo cáo phân tích thị trường