Đồng thời, bạn lại nghĩ rằng: “Mình không thể và không bao giờ làm thế này nữa”. Tuy nhiên, kịch bản này phản ánh chính xác cách hệ thống thực phẩm hiện nay của chúng ta hoạt động. Gần 1/3 thực phẩm sản xuất toàn cầu không được sử dụng, cả theo con đường thất thoát thực phẩm và lãng phí chúng. Sự khác biệt giữa thất thoát và lãng phí rất đơn giản. Ví dụ, nếu táo được thu hoạch bị rơi ra khỏi xe tải hoặc bị thối trong quá trình vận chuyển, đó là thất thoát thực phẩm. Tuy nhiên, nếu thực phẩm để con người tiêu dùng nhưng lại để bị hỏng hoặc không sử dụng, như táo để cho bị hỏng trong siêu thị hoặc bị vứt đi khi khách hàng mua quá nhiều, đó là lãng phí thực phẩm. Cả hai trường hợp đều không chấp nhận được về mặt xã hội và đạo đức là 30% tổng thực phẩm trở thành đồ vứt đi ở một thế giới mà cứ 9 người thì có 1 người bị suy dinh dưỡng.
|
Lấy Ấn Độ làm ví dụ. Trong khi nước này là nước sản xuất thực phẩm lớn thứ 2 thế giới, Ấn Độ cũng là nhà của 1/4 dân số suy dinh dưỡng trên toàn cầu. Kém hiệu quả và thiếu hệ thống đông lạnh trong chuỗi cung ứng thực phẩm hiện là nguyên nhân gây thất thoát tới 40% thực phẩm, dẫn đến rất nhiều người bị đói. FAO nhận ra vấn đề và chống lại nghịch lý này bằng cách tổ chức World Food Day, một sáng kiến thường niên về nhận thức nhằm giảm tình trạng mất thực phẩm, chống lại đói nghèo và bảo vệ khí hậu.
Các chuỗi đông lạnh hiệu quả có thể giúp thất thoát thực phẩm tới 40%
Không chỉ ở Ấn Độ: một phần lớn thất thoát thực phẩm toàn cầu xuất phát từ các chuỗi cung ứng kém hiệu quả. Một phần lớn thực phẩm tiêu dùng ngày nay nhanh hư hỏng, bao gồm các loại trái cây, thịt và sữa. Viện Năng lượng Birmingham của Anh ước tính có tới 90% mất mát thực phẩm toàn cầu tại các nước đang phát triển đến từ thất thoát thực phẩm đâu đó dọc chuỗi giá trị. Đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm nhanh hư hỏng ở nhiệt độ thích hợp, kéo dài thời gian sử dụng, giảm thất thoát thực phẩm lên tới 40% tại các nước đang phát triển có thể đảm bảo nguồn cung thực phẩm tới bàn ăn của một thế giới ngày càng đông đúc sẽ nhiều hơn.
Hạn chế thất thoát thực phẩm sẽ mang lại lơi ích xã hội rộng khắp
Hàng năm, 940 tỷ USD bị mất và 4,4 tỷ tấn khí ga phát thải trong sản xuất lượng thực phẩm không bao giờ được tiêu thụ. Nghĩ về 1l sữa bị hỏng trên quầy hàng tại siêu thị. Không chỉ lít sữa đó không mang lại tiền bạc cho người chủ siêu thị, thậm chí còn gây thua lỗ tài chính liên quan tới chi phí bảo quản và vận chuyển. Dọc chuỗi cung ứng, để sản xuất sữa cần có bò, để nuôi bò cần có thức ăn, để sản xuất thức ăn cần có đất cũng như nhiều yếu tố khác trong sản xuất. Nếu chúng ta có thể tăng hiệu quả sử dụng thực phẩm đã sản xuất, chúng ta hoàn toàn có thể phân phối ngay tới hàng loạt người tiêu dùng mà không gây thêm gánh nặng lên môi trường. Cải thiện chuỗi đông lạnh tại các nước đang phát triển cũng có thể giúp tăng mạnh thu nhập của nông dân quy mô nhỏ do ngày càng nhiều thực phẩm họ sản xuất ra được đến tay người tiêu dùng.
Các chuỗi đông lạnh số và hiệu quả giảm thất thoát thực phẩm
Một giả định sai lầm rằng thất thoát thực phẩm chủ yếu diễn ra tại các nước đang phát triển trong khi lãng phí thực phẩm xảy ra phổ biến ở thế giới phát triển. Thực tế, bất chấp có các trang thiết bị bảo quản lạnh hiện đại, các nhà đóng gói lạnh và tiếp cận tới vận chuyển lạnh, châu Âu vẫn phải hứng chịu mức mất mát thực phẩm lên tới 40%. Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu các hệ thống giám sát và truy xuất nguồn gốc, kết nối tất cả các yếu tố của một chuỗi đông lạnh lại với nhau.
Do nhiều công đoạn của chuỗi lạnh thường được vận hạnh bởi các cá nhân hoặc công ty khác nhau, rất khó đảm bảo rằng sản phẩm được bảo quản ở nhiệt độ chính xác dọc từng bước của chuỗi lạnh.
Kiểm tra nhiệt độ theo thời gian thực của các sản phẩm thông qua một hệ thống truy xuất nguồn gốc dựa trên đám may có thể đảm bảo rằng các sản phẩm duy trì trong môi trường nhiệt độ và độ ẩm chính xác, tối đa hóa an toàn và an ninh lương thực. Nếu nhiệt độ giảm xuống dưới mức chấp nhận được, các cảnh báo sẽ được kích hoạt tới tất cả các bên giám sát và các bên có trách nhiệm có thể hành động nhanh chóng để giải quyết vấn đề. Sự minh bạch và an toàn này sẽ mang lại những lợi ích lớn cho từng bên liên quan vào quy trình này, từ nông dân cho tới nhà phân phối cho tới nhà vận chuyển tới các cửa hàng tạp hóa. Mỗi bên có thể tự tin rằng sản phẩm được xử lý đúng đắn. Trước đây, giám sát nhiệt độ là phần thường bị lơ là trong một chuỗi cung ứng lạnh hiệu quả, nhưng các cải tiến mới trong công nghệ truy xuất mang lại giải pháp đảm bảo tính hiệu quả cao nhất và giảm thất thoát thực phẩm ngày càng tốt.
Giữ tất cả ba túi hàng tạp hóa
Các chuyên gia khuyến khích người tiêu dùng nghĩ về các thói quen mua sắm và tiêu dùng trong lần tới đi đến siêu thị và có ý tưởng trong đầu về bao nhiêu thực phẩm đã bị mất trên đường. Cùng với nhau, tất cả sẽ góp phần giúp giảm mất mát thực phẩm, thúc đẩy chất lượng và an toàn thực phẩm, và sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực của trái đất.
Theo World Economic Forum (gappingworld.com)