Theo ông Siby J Monippally, tổng thư ký hiệp hội, không thể áp tiêu chuẩn cố định đối với cao su mủ chén do đây là một loại chất tự nhiên với biến động chất lượng cao. Không giống cao su RSS-4 và ISNR, cao su mủ chén không sạch và chứa các chất hữu cơ mang mầm bệnh. Việc nhập khẩu loại cao su này không chỉ tác động tới cây cao su mà còn tới các cây trồng khác. Điển hình nhất là trường hợp ngành cao su Brazil bị hủy hoại bởi nhập khẩu nguyên liệu cao su thô kém chất lượng.
Hiệp hội những người trồng cao su Kerala cũng phản đối động thái Ấn Độ áp thuế 45% đối với cao su TSR chế biến từ từ cao su cup-lump nhập khẩu từ thị trường quốc tế. Trong khi đó, trong cuộc họp nhóm hành động của Hiệp hội này, nông dân trồng cao su tại Kerala đã quyết định tăng động lực sản xuất cho nông dân và giảm nhập khẩu cao su. Các cuộc thảo luận cân nhắc xem cao su là một hàng hóa nông sản hay sản phẩm thương mại cũng được tiến hành để tạo cơ sở áp giá sàn và các biện pháp hỗ trợ tài chính theo cơ chế thu nhập kép cho nông dân của ước này.
Trong 2 tháng đầu năm 2018, sản xuất cao su tự nhiên thế giới đạt 2,207 triệu tấn, tăng so với mức 2,116 triệu tấn cùng kỳ năm 2017. Nhu cầu đối với cao su tự nhiên trên thế giới trong 2 tháng đầu năm 2018 là 2,014 triệu tấn, so với mức 1,999 triệu tấn trong cùng kỳ năm 2017. Giá cao su tự nhiên trên các thị trường vật chất đều giảm sau hàng loạt diễn biến như: giá dầu thô giảm, sự mạnh lên của đồng Yên và thị trường chứng khoán toàn cầu trong 2 tuần đầu tháng 2/2018.
Tuy nhiên, giá cao su tự nhiên cũng đang có dấu hiệu hồi phục và có xu hướng tăng từ cuối tháng 2/2018 sau khi giá dầu thô và thị trường chứng khoán toàn cầu phục hồi. Sản xuất cao su tự nhiên chậm lại trong những tháng tới theo chu kỳ tại các nước thành viên ANRPC cũng là một yếu tố hỗ trợ giá cao su.
Theo The Hindu Business Line, ANRPC (gappingworld.com)