Các thành viên tham gia xác định hai vấn đề ưu tiên hàng đầu được giải quyết trong suốt cuộc họp và trong các cuộc đàm phán tương lai là: tinh giản quy trình thủ tục và hài hòa hóa các tiêu chuẩn vệ sinh và kiểm dịch. Đồng thời, các thành viên tham gia đã quyết định tập trung tranh luận về chỉ một số loại rau quả cụ thể, cuối cùng thống nhất sẽ thảo luận về xoài, quả vải, quả nhãn, thanh long, chuối và ớt. “Hội thảo là một mô hình tốt để cải thiện quy trình thương mại giữa ba nước, giúp chúng tôi thấy mỗi nước có thể thay đổi cách thương mại vận hành hiện nay thế nào”, theo Chan Phaloeun, phó tổng giám đốc Tổng cục Nông nghiệp Campuchia cho hay. Nếu thành công, bà cho biết thêm, cơ chế đối thoại đa bên có thể được sử dụng trong các lĩnh vực và phạm vi khác tại ASEAN.
Ute Dannenmann, quản lý quỹ tại Quỹ Xúc tiến Thương mại và Chính sách Thương mại của GIZ, hội thảo đặt mục tiêu giải quyết các rào cản phi thuế trong thương mại. “Chúng tôi thảo luận về hài hòa hóa các tiêu chuẩn kiểm dịch và vệ sinh, ngăn chặn vật hại và thuận lợi hóa các hoạt động thương mại”, bà Ute cho hay. “Thông qua nhấn mạnh và đảm bảo an toàn thực phẩm và các chính sách bảo vệ thực vật trong thương mại, người tiêu dùng cũng có thể tận hưởng rau quả tươi với chất lượng đồng nhất”.
Xuất khẩu nông sản của Campuchia tăng nhanh trong 5 năm qua, từ 3,6 triệu tấn năm 2013 lên 5,1 triệu tấn năm 2017, theo số liệu từ chính phủ Campuchia. Năm 2017, Campuchia đã xuất khẩu 17 loại nông sản tới Thái Lan, tổng cộng 3 triệu tấn. Trong khi đó, Việt Nam nhập khẩu 1 triệu tấn 27 loại nông sản từ Campuchia.
Theo Khmer Times (gappingworld.com)