Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Philippines – Trung Quốc thỏa thuận về khai thác thủy sản, giải quyết tranh chấp trên biển
21 | 06 | 2018
Một thỏa thuận hợp tác đang được thảo luận giữa Trung Quốc và Philippines được coi là một bước đi quan trọng trong mối quan hệ giữa hai nước sau một giai đoạn tranh chấp chủ quyền trên biển.

Các chính phủ từ hai nước châu Á này đang thảo luận về một thỏa thuận dự kiến sau khi chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và người đồng cấp Philippines Rodrigo Duterte đồng ý thảo luận về thỏa thuận này trong cuộc họp hồi tháng 4 vừa qua, theo thông tin truyền thông tại Manila.

Trước đó, Philippines công khai đụng độ với các tàu cá Trung Quốc, lực lượng bảo vệ bờ biển và sử dụng hải quân tại biển Đông, trong phạm vi 370km so với khu vực đặc quyền kinh tế. Nhưng sau một thời gian ông Duterte lên nắm quyền vào năm 2016, hai lãnh đạo đã gặp gỡ và hình thành mối quan hệ được cho là sẽ giải quyết ổn thỏa các tranh chấp trên biển. Trung Quốc cam kết khoản trợ cấp và đầu tư trị giá 24 tỷ USD để giúp Philippines phát triển.

Trung Quốc từng đưa ra các bản đồ lịch sử đẻ tuyền bố chủ quyền trên một vùng biển rộng lớn, bất chấp phải đối đầu về chủ quyền với Brunei, Malaysia, Philippines, Đài Loan và Việt Nam. Bắc Kinh và Manila từng đấu khẩu gay gắt tron giai đoạn 2012 – 2016 về các tranh chấp lãnh thổ trên biển. Khi ông Duterte lên nắm quyền và thăm Trung Quốc trong năm 2016 để phá băng, ông Tập đã kêu gọi “hợp tác song phương mạnh hơn về khai thác thủy sản” cùng với các ngành kinh tế khác.

Philippines hưởng ứng lời kêu gọi này khi tiến đến ký các thỏa thuận hợp tác khai thác thủy sản chính thức, theo Jay Batongbacal, giáo sư các vấn đề hàng hải quốc tế tại đại học Philippines. Bất cứ thỏa thuận nào đều có thể chỉ là “tạm ước”, ông phát biểu. “Nếu thỏa thuận chạm đến khu đặc quyền kinh tế (EEZ) của chúng tôi, đó không còn là thỏa thuận nữa, mà là một giấy phép khai thác thủy sản”, theo ông Antonio Contreras, một nhà khoa học chính trị tại đại học De La Salle (Philippines); đồng thời cho rằng “đây không phải là một thỏa thuận của các nước ngang hàng mà giống như kiểu ‘tôi cho anh giấy phép khai thác thủy sản theo điều kiện của tôi’”.

Một thỏa thuận chính thức hơn có thể quy định khu vực mà mỗi bên được khai thác thủy sản, bao gồm tiếp cận cho cả hai bên trên các vùng biển đang tranh chấp. Ngoài ra, Philippines cũng đã ký một thỏa thuận thực thi luật liên quan đến khai thác thủy sản với Đài Loan năm 2015. Việt Nam và Malaysia đã bắt đầu thảo luận về một thỏa thuận khai thác thủy sản từ năm 2017.

Có tới 1,6 triệu từ tất cả các nước đang tập trung khai thác thủy sản tại biển Đông, theo một nghiên cứu về Trung Quốc tại S. Rajaratnam School of International Studies của Singapore. Nhưng các tàu khai thác thủy sản của Philippines thường hoạt động trong phạm vi 370km của khu vực đặc quyền kinh tế và các vùng lân cận quần đảo Trường Sa. Các tàu khai thác thủy sản của nước này thường nhỏ và yếu, không phù hợp khai thác xa bờ. Trong khi tàu khai thác thủy sản của Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam thường đi xa hơn nhiều.

Một số chuyên gia lo ngại rằng một thỏa thuận khai thác thủy sản có thể sẽ chính thức cho phép các tàu Trung Quốc sử dụng tuyên bố chủ quyền hàng hải của Philippines mà không gặp rủi ro nào, khi mà thậm chí chẳng có tàu khai thác thủy sản nào của Philippines đủ sức đi vào các vùng nước gần Trung Quốc.

Theo FIS (gappingworld.com)



Báo cáo phân tích thị trường