Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Trung Quốc ráo riết xây dựng tổ hợp cơ sở hạ tầng khai thác thủy sản quốc tế trước khi tăng cường đội tàu khai thác siêu lớn
19 | 01 | 2018
Lễ khánh thành đầy khoa trương trong tháng 12/2017 đánh dấu thời điểm ra khơi của hai tàu khai thác thủy sản mới của by Zhuhai Dong Gang Xing Long Distance Fishing Co. Zhuhai, thành phố 1,5 triệu dân có biên giới với Macau và Hong Kong, gây nhiều sự chú ý. Hai tàu khai thác mới dài 51m sẽ khai thác ngoài khơi bờ biển Mauritania và sẽ sớm có thêm 6 tàu mới khác hiện đang trong quá trình đóng.

Zhuhai Dong Gang, được Bộ Nông nghiệp cấp phép khai thác năm 2016 để vận hành tại châu Phi, cũng sẽ xây dựng tổ hợp phục vụ khai thác thủy sản, bao gồm cảng, các nhà máy chế biến và trung tâm hậu cần – tại tây bắc châu Phi. Công ty đang gửi 10 tàu mới tới Vanuatu trong năm 2018 và cũng đang xây dựng một tổ hợp nhằm khai thác thủy sản tại đây.

Nằm trong các mục tiêu của chính phủ theo Sáng kiến Vành đai và Con đường, các tổ hợp khai thác thủy sản ở nước ngoài đang trở thành trung tâm của các kế hoạch vạch ra bởi các lãnh đạo công ty và các nhà chức trách địa phương trong ngành thủy sản Trung Quốc. Được ra mắt năm 2013, Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) là kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng nội địa và quốc tế nhằm tăng các tuyến thương mại của Trung Quốc.

Được nhắc đến nhiều lần trong sáng kiến tại Zhuhai Dong Gang và các tuyên bố của chính quyền địa phương Zhuhai, rõ ràng các thành phố Trung Quốc đang sử dụng BRI để tăng nhanh số tàu khai thác thủy sản hoạt động trên biển. Nguyên nhân cho cuộc đua đóng tàu một phần là do các nhà chức trách ngành thủy sản Trung Quốc cam kêt tại hội nghị WTO tổ chức tại Argentina về neo cố định quy mô tàu khai thác ngoài khơi xa của Trung Quốc ở quy mô năm 2016. Các doanh nghiệp khai thác thủy sản Trung Quốc đang đua nhau đóng tàu trước khi tổng đội tàu tiến gần đến mức hạn ngạch 3.000 tàu đến năm 2020, theo Kế hoạch 5 năm lần thứ 13 (2016  – 2020).

Cam kết này đưa ra do áp lực công luận rất lớn đối với Trung Quốc tại hội nghị WTO. Quan điểm quốc tế về chủ nghĩa bành trướng khai thác thủy sản quốc tế của Trung Quốc hiện rõ khi các tàu khai thác của nước này tăng cường hiện diện trên các vùng nước khai thác quốc tế theo Kế hoạch 5 năm mới nhất. Từ năm 2010 – 2016, số lượng công ty khai thác thủy sản được Bộ Nông nghiệp Trung Quốc cấp phép hoạt động quốc tế đã chạm mức 162, tăng 46%. Các doanh nghiệp này có tổng cộng 2.571 tàu tại các vùng khai thác quốc tế năm 2016, tăng 66% so với năm 2010. Sản lượng khai thác năm 2016 đạt 1,99 triệu tấn, tăng 78% so với năm 2010. Về phía mình, Trung Quốc cho rằng nước này đã rất hào phóng trong trợ cấu cho các nước đang phát triển đang tìm kiếm nguồn đầu tư vào ngành thủy sản. “Họ muốn chúng tôi đến. Họ hy vọng chúng tôi đến xây dựng các nhà máy chế biến, hậu cần và cảng”, Chen Ze Luan, lãnh đạo tổ chức xúc tiến phát triển ngành thủy sản ở nước ngoài phát biểu trên truyền thông tại Trung Quốc.

Tham vọng của Trung Quốc đảm bảo các nguồn lợi thủy sản ở nước ngoài cũng được các cơ quan truyền thông nhà nước cổ xúy mạnh mẽ. Sau thỏa thuận của Fuzhou Hong Dong về tổ hợp tại Mauritania được thông báo, tờ báo địa phương Fuzhou Daily mô tả đất nước châu Phi này là miền đất “được ban cho nguồn thủy sản dồi dào” nhưng thiếu khả năng khai thác hoặc chế biến.

Có thể lo ngại về sự chú ý tiêu cực từ phía quốc tế, các công ty khai thác thủy sản Trung Quốc hiện không công khai các thỏa thuận họ ký kết với các chính phủ châu Phi để tiếp cận các nguồn lợi thủy sản tại khu vực này thêm nữa, để tránh trường hợp gây chú ý như thỏa thuận của Fuzhou Hong Dong với Mauritania. Thỏa thuận có hiệu lực 50 năm này bao gồm khoản đầu tư lên đến 420 triệu USD vào một tổ hợp gồm một cảng cá, các nhà máy chế biến và các cơ sở hạ tầng hậu cần. Fuzhou Hong Dong cũng đang đàm phán một thỏa thuận tương tự với chính phủ Tanzania, nước thuộc bờ biển đông châu Phi.

Vai trò bất thành văn của chính phủ Trung Quốc trong bành trướng sự hiện diện khai thác thủy sản ngoài khơi của Trung Quốc là một điều tích cực cho nước này bởi khiến cho việc xây dựng các tổ hợp và các cảng cá như trên là do các công ty Trung Quốc thực hiện, xét đến khả năng tăng thuận lợi cho xuất khẩu hàng hóa Trung Quốc khác. Chính phủ cũng yêu cầu ít nhất 65% sản lượng khai thác nước ngoài phải trở về các cảng Trung Quốc để chế biến, nhằm đảm bảo công ăn việc làm tại Trung Quốc.

Quan trọng không kém để hiểu triển vọng của Trung Quốc trong khai thác thủy sản nước ngoài là vị thế kinh tế đang tăng lên nhờ quy mô dân số và nhu cầu đối với thủy sản đang tăng. Trong quá khá, khai thác thủy sản quốc tế của Trung Quốc phần lớn bán cho những người mua tại châu Âu, về dài hạn, sản lượng khai thác thủy sản quốc tế ngày càng tăng sẽ chỉ dành cho đáp ứng nhu cầu nội địa trong tương lai.

Trung Quốc muốn đảm bảo chất lượng thủy sản trên bàn ăn của người Trung Quốc, là phát biểu của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Trung Quốc Yu Kangzhen, chuyên trách về ngành thủy sản. Đưa các tàu khai thác và xây dựng các tổ hợp cơ sở hạ tầng phục vụ khai thác thủy sản tại nước ngoài trên khắp thế giới là “chìa khóa để củng cố an ninh lương thực của Trung Quốc.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Yu Kangzhen đang đi công tác một vòng qua các trụ sở chính của các công ty khai thác thủy sản của Trung Quốc, nỗ lực hài hòa hạn ngạch số lượng tàu cá mới. Được khuyến khích đóng tàu theo các kế hoạch 5 năm trước đó, ông Yu nhận thấy một sự mâu thuẫn trong sự phát triển của ngành và chiến lược của chính phủ Trung Quốc khi nhận định: Trung Quốc có quá nhiều doanh nghiệp khai thác thủy sản quy mô nhỏ và yếu ớt, với chất lượng lao động kỹ thuật kém.

Phân tích câu chữ của vị Thứ trưởng này, cso vẻ như Trung Quốc sẽ giữ hạn ngạch số lượng tàu ở mức 3.000 nhưng sẽ tăng cường số lượng tàu có quy mô khai thác lớn. Tương ứng với hoạt động đóng tàu ráo riết tại Trung Quốc là hoạt động xây dựng các cơ sở hạ tầng phục vụ khai thác thủy sản ở khắp châu Phi và châu Á, cho thấy Trung Quốc không có ý định giảm tốc độ mở rộng hoạt động khai thác quốc tế, bất chấp thể diện của các nhà chức trách chính phủ tại cuộc họp WTO và các sự kiện quốc tế cấp cao gần đây.

Theo Seafood Source (gappingworld.com)



Báo cáo phân tích thị trường