Lãnh đạo Tổng cục Nông nghiệp Campuchia Hean Vanhan cho rằng xuất khẩu giảm là do khả năng cạnh tranh của gạo Campuchia trên thị trường quốc tế. Ông kêu gọi khu vực tư nhân tăng công suất và bảo đảm nhiều đơn hàng quốc tế hơn để tăng cường xuất khẩu. “Các xu hướng xuất khẩu đều xác nhận rằng khu vực tư nhân đóng vai trò chính yếu trong đảm bảo các hợp đồng lớn. Do đó, xuất khẩu gạo năm 2018 không vượt được thành tích xuất khẩu năm 2017”. Bất chấp đã đạt được thỏa thuận hạn ngạch 200.000 tấn xuất khẩu gạo sang Trung Quốc và sẽ tăng vọt lên 300.000 tấn trong năm 2018, thiếu cơ sở hạ tầng và tài chính là rào cản đạt mục tiêu xuất khẩu.
Tuy nhiên, các cơ sở hạ tầng cho ngành lúa gạo mới đi vào hoạt động gần đây là hy vọng thúc đẩy xuất khẩu gạo của Campuchia. Nhà máy sấy và bảo quản lúa gạo khép kín đầu tiên của Campuchia, có trị giá đầu tư 15 triệu USD, đã khánh thành và đi vào hoạt động vào ngày 3/7, và 3 nhà máy tương tự còn lại chuẩn bị hoạt động. Nhà máy này đặt tại tỉnh Battambang, được vận hành bởi Thanakea Srov (Kampuchea) Plc, đã nhận được khoản vay trị giá 15 triệu USD từ Ngân hàng Phát triển Nông thôn (RDB) vào đầu năm 2016. Cơ sở hạ tầng này là nhà máy chế biến lúa gạo khép kín đầu tiên thuộc sơ rhữu tư nhân với công suất bảo quản 200.000 tấn lúa ướt và công suất sấy 3.000 tấn/ngày.
Theo Phnom Penh Post (gappingworld.com)