Jef Boedt, giám đốc điều hành Socfin Cambodia, cho biết kể từ khi công ty triển khai trồng cao su vào năm 2009, hiện xấp xỉ 2.900 ha cao su có thể cho thu hoạch, là điều kiện thuận lợi để Socfin mở nhà máy chế biến cao su tại đây. “Khi chúng tôi mở được nhà máy chế biến cao su thì sẽ tiết kiệm được chi phí và tăng lợi nhuận”, đồng thời cho biết thêm dự án này phù hợp với lộ trình thúc đẩy đầu tư dài hạn của công ty vào Campuchia. “Mục tiêu của chúng tôi ngay từ ban đầu luôn luôn là mở một nhà máy chế biến và hiện đang tiến gần tới mục tiêu này, tiếp tục nâng cao các hoạt động tại Campuchia”. Socfin Cambodia hiện đang tạo công ăn việc làm cho 630 người và đầu tư tổng cộng 88 triệu USD vào Campuchia trong thâp kỷ qua.
Theo ông Boedt, một khi nhà máy vận hành sẽ có công suất 25 tấn cao su khô mỗi ngày, tương đương xấp xỉ 8.000 tấn cao su hàng năm. Ông cho biết hiện công ty vẫn chưa quyết định liệu có xuất khẩu cao sur a thị trường quốc tế hay tiếp tục bán cho các thương nhân nội địa. Giá cao su quốc tế có khuynh hướng tăng trong những năm qua và ông Boedt tin rằng khuynh hướng này sẽ tiếp tục trong năm 2018.
Theo Lim Heng, phó giám đốc công ty xuất khẩu cao su An Mady Group, diện tích trồng hơn 1.000ha sẵn sàng cho thu hoạch là điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp của ông xây dựng nhà máy chế biến. Đồng thời nhận định rằng, các khoản đầu tư vào các nhà máy khẳng định cam kết dài hạn đối với ngành cao su Campuchia và mang lại lợi ích cho các hộ trồng cao su tại nước này, nhưng cũng nhấn mạnh sự hạn chế năng lực chế biến của hầu hết các nhà máy chế biến cao su của Campuchia. “Campuchia không có nhà máy ché biến các sản phẩm cuối cùng như lốp xe cho phương tiện vận tải. Trung Quốc là nhà sản xuất – chế biến cao su lớn nhất thế giới và tôi hy vọng Trung Quốc sẽ sớm đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất sản phẩm cuối cùng tại Campuchia”.
Theo số liệu từ Bộ Nông nghiệp, Campuchia đã xuất khẩu hơn 150.000 tấn cao su trong 11 tháng đầu năm 2018, trị giá 249 triệu USD.
Theo Phnom Penh Post (gappingworld.com)