Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Cách Thái Lan trở thành nhà xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới với sự giúp đỡ của Hồng Kông
16 | 11 | 2018
Sau khi Myanmar đóng cửa nền kinh tế và những năm 1960, Thái Lan đã vươn lên, soán ngôi nước này trở thành nhà xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới

Rất nhiều doanh nhân Thái gốc Hoa thành công, như ông Vichai Sriprasert, đã thấm nhuần tinh thần lao động từ nhỏ.

“Bà tôi vẫn nói, ‘Trung thực, chăm chỉ và đừng tiêu gì cả,’” ông Vichai chia sẻ. Doanh nhân 75 tuổi này lớn lên cùng bà tại Bangkok trong khi bố mẹ ông làm việc tại tỉnh miền trung Thái Lan là Ayutthaya, vận hành một nhà máy xay sát gạo gia đình.

Dù bà của ông là một người rất tiết kiệm, nhưng gia đình họ vẫn sẵn sàng chi tiền cho giáo dục, và gửi ông Vichai đến Hoa Kỳ, nơi ông học kinh tế học tại Đại học Michigan.

Ông trở lại Thái Lan để giúp đỡ việc kinh doanh của bố vào những năm 1970. Ông đã thuyết phục cha mình chuyển sang xuất khẩu gạo đồ, thay vì gạo trắng thường hoặc gạo jasmine.

“Những điều tôi học được từ trường là sự khác biệt giữa các sản phẩm,” ông Vichai cho biết. “Bạn phải làm cho sản phẩm của mình khác với các đối thủ”

Gạo đồ là gạo đã được ngâm trong nước nóng, sau đó hấp để tăng lượng tinh bột gelatinise trong hạt gạo, giúp hạt gạo trở nên trong mờ và có kết cấu cứng hơn, bền hơn.

Ông Vichai đã đưa kĩ thuật đồ gạo của Mỹ về Thái Lan và bắt đầu xuất khẩu gạo đồ Thái sang các thị trường mới.

“Tôi đã kiểm soát được thị trường Nam Phi trong nhiều thập kỉ, đánh bật gạo đồ của Hoa Kỳ tại thị trường này nhờ giá gạo trẻ hơn đến 100 USD/tấn của chúng tôi” ông Vichai cho biết. “Tôi đã thu được rất nhiều từ thị trường này.”

Thái Lan hiện đang là một nhà xuất khẩu gạo đồ lớn, gạo đồ thường chiếm tới 1/3 tổng lượng gạo xuất khẩu hằng năm của nước này (10-11 triệu tấn mỗi năm). Các thị trường xuất khẩu bao gồm châu Phi, châu Âu và Trung Đông.

Nước này đã giữ vị trí nhà xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới trong nhiều năm liền, vượt qua Myanmar sau năm 1962, khi tướng Ne Win tổ chức đảo chính và biến nền kinh tế Myanamr thành một nền kinh tế đóng theo hướng xã hội chủ nghĩa, làm tê liệt ngành xuất khẩu gạo của nước này.

Dù chỉ đứng thứ 6 trên thế giới về xuất khẩu gạo, Thái Lan vẫn có thể sản xuất dư khoảng 10 triệu tấn mỗi năm, một phần nhờ vào các đập nước lớn được xây dựng trong những năm 1950-1960, cung cấp nước cho hệ thống thủy lợi ở vùng đồng bằng xanh tốt tại miền trung, cũng như sự nhạy bén của các doanh nhân xuất khẩu gạo.

Thái Lan đã xuất khẩu gạo sang miền nam Trung Quốc từ giữa thế kỉ 19.

Gạo, cũng như các ngành kinh doanh hấp dẫn khác, từng là lĩnh vực độc chiếm bởi hoàng gia, trước khi được đổi mới dưới thời vua Mongkut (1851-68). Là một học giả, vua Mongkut đã tự do hóa thương mại gạo và mở cửa giao thương quốc tế với Hiệp ước Bowring năm 1855.

Gạo là ngành đã giúp nhiều thương nhân Thái gốc Hoa làm giàu, trong đó, một số các gia tộc có thể kể đến là Wang Lee (ngân hàng), Bulakul (bất động sản), Trivisvavet (xây dựng) và Assakul (đồ thủy tinh), tất cả các gia tộc này đều bắt đầu sự nghiệp bằng việc xay sắt và trao đổi gạo.

“Thương nhân kinh doanh lúa đầu tiên của nhà Wang Lee bắt đầu tại Swatow [Shantou hiện nay],” theo chia sẻ của ông Sanan Wanglee, giám đốc Lhong 1919, một cảng và kho bãi lâu đời tại sông Chao Phraya của Bangkok, mà hiện đang là một điểm thu hút khách du lịch. “Ông bắt đầu bằng việc trao đổi gạo từ Hồng Kông với đường đường từ Swatow và sau khi ông trở thành chủ tàu thì ông bắt đầu buôn bán gạo từ Thái Lan.”

Nhà Wang Lees di cư đến Thái Lan vào những năm 1850, và dần trở thành một trong những thương gia lớn trong ngành gạo. “Các tàu Trung Quốc thường tới đây với trà, lụa, gốm và rời đi với gạo,” ông Sanan chia sẻ.

Nhà Wang Lee sau này đã phát triển sang ngạch tài chính, bắt đầu bằng việc xử lý kiều hối của người lao động Trung Quốc tại Thái Lan gửi về Trung Quốc, và cuối cùng lập nên Ngân hàng Wang Lee, sau đó đổi tên lại thành Ngân hàng Nakornthon.

Wang Lee vẫn tham dự vào các hoạt động xuất khẩu và là một những thành viên lâu đời nhất của Hiệp hội các nhà Xuất khẩu Gạo Thái Lan (TREA), đơn vị có nhiều thành viên là các doanh nhân Thái gốc Hoa, thành viên của Hiệp hội này chiếm đến 90% tổng lượng gạo xuất khẩu gạo mỗi năm của Thái Lan và sắp kỷ niệm một trăm năm thành lập vào ngày 9/11 tới.

Khi Thái Lan bắt đầu mở rộng xuất khẩu gạo vào những năm 60, thị trường xuất khẩu chủ chốt của nước này là Hồng Kông, nơi các thương nhân có lợi thế lớn về ngôn ngữ.

Nhiều nhà nhập khẩu gạo Hồng Kông là người Triều Châu, đây là cũng là nhóm phương ngữ được dùng nhiều nhất tại Thái Lan (tiếng Triều Châu được sử dụng tại tỉnh Phúc Kiến hoặc tỉnh Quảng Đông miền nam Trung Quốc). Ông Vichai, tổng giám đốc Công ty Riceland International, là thế hệ thứ 4 trong một gia đình có gốc Triều Châu Trung Quốc.

“Phần lớn các nhà nhập khẩu gạo ở Hồng Kông đều đặt tại quận Sheung Wan ở đảo Hồng Kông,” theo ông Charoen Laothamatas, chủ tịch của TREA. “Họ có một hiệp hội nhập khẩu và gần như một nửa trong số họ là người Triều Châu.”

Ví dụ như Công ty Bangsue Chia Meng Rice Mill, đã xuất khẩu gạo “thơm” jasmine sang Hồng Kông trong 60 năm qua với nhãn hiệu Golden Phoenix.

“Hồng Kông là thị trường xuất khẩu đầu tiên của chúng tôi,” giám đốc công ty này, ông Vallop Manathanya cho biết. “Chúng tôi có hai khách hàng lớn ở Hồng Kông và chú tôi có thể nói tiếng Triều Châu với họ , nên chúng tôi có thể giao tiếp”

Công ty Bangsue Chia Meng hiện đang là một nhà xuất khẩu gạo jasmine lớn trên thế giới. “Danh tiếng của chúng tôi tại thị trường Hồng Kông rất tốt,” ông Vallop cho biết. “Khách hàng của chúng tôi là người Trung Quốc đã di cư đi các nước trên thế giới và khi họ muốn gạo ngon từ Thái Lan, họ sẽ hỏi qua các đầu mối tại Hồng Kông”

Quan hệ tối với Hồng Kông đã giúp công ty ông Vallop tồn tại sau sự sụp đổ của ngành xuất khẩu gạo Thái Lan dưới chính sách “kế hoạch tạm giữa lúa” của chính phủ Thái Lan trong giai đoạn 2011-2014. Kế hoạch này được dẫn dắt bởi bà Yingluck Shinawatra, em gái ông Thaksin Shinawatra, một chính trị gia xuất thân là một tỷ phú truyền thông, người đang sống lưu vong giống bà Yingluck.

Dù vắng mặt, bà Yingluck vẫn bị kết án 5 năm tù giam vì giám sát thiếu trách nhiệm kế hoạch tạm giữ lúa, chính sách mà bà đã hứa hẹn sẽ mua “từng hạt lúa” từ nông dân Thái Lan với giá cao hơn giá thị trường từ 40-50%. Chính sách này ước tính đã làm tổn thất 600 tỷ Bath (tương đương 18 tỷ USD), và là một trong những lý do mà các lãnh đạo quân đội dùng để đảo chính năm 2014, đặt dấu chấm hết cho chính phủ dân sự tại quốc gia này.

Chính sách này còn khiến Thái Lan mất vị trí nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới vào tay Ấn Độ trong năm 2012. Khi thực thi chính sách này, các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan không thể cạnh tranh trên thị trường thế giới. Xuất khẩu đã giảm xuống khoảng 7 triệu tấn trong năm 2012, và chỉ trở lại mức xuất khẩu trước là 10-11 triệu tấn vào năm 2014.

Trong những năm bà Yingluck cầm quyền, thị phần của Thái Lan tại Hồng Kông đã giảm từ 90% còn 45% và mới chỉ phục hồi lại được mức 60%, nhưng sẽ rất khó để mọi thứ trở lại như cũ.

Vì lý do này, trong lễ kỷ niệm 100 năm thành lập của TREA được tổ chức tại khách sạn Dusit ở Bangkok, với sự tham dự của hơn 400 khách, bao gồm đại diện chuỗi thương mại gạo tại Hồng Kông, Malaysia, Singapore và Việt Nam, sẽ khó được trọn vẹn.

“Trước [kế hoạch tạm giữ lúa] thị trường gạo cao cấp tại Hồng Kông chưa bao giờ cân nhắc đến gạo jasmine tại các nước láng giềng như Việt Nam và Campuchia vì họ không tin trưởng chất lượng,” theo chia sẻ của ông Chookiat Ophaswongse, một chủ tịch danh dự của TREA. “Nhưng họ đã buộc phải mua gạo từ các nước này do giá gạo của chúng ta khi đó quá cao.”

Việt Nam hiện đang kiểm soát khoảng 20-25% thị phần gạo Jasmine tại thị trường Hồng Kông, tiếp theo là Campuchia.

TREA chưa bao giờ ủng hộ kế hoạch tạm giữ gạo cũng nhưng bất kỳ chính sách dân túy nào liên quan đến canh tác lúa gạo, ngành đang tạo việc làm cho gần 7 triệu dân Thái Lan, một trong những nhóm phiếu bầu cử lớn.

“Các chính trị gia muốn dùng tiền để nâng giá gạo, nhưng việc này không hề giúp gì cho mặt sản xuất,” ông Chookiat cho biết. “Tuy là một hiệp hội của khối tư nhân, gần đây, chúng tôi đã tham dự vào sản xuất nhiều hơn trước. Chúng tôi không thể chỉ trông chờ vào chính phủ do đó chúng tôi phải tự giúp chính mình.”

Dưới sự lãnh đạo của ông Charoen, TREA đã bắt đầu phân phối hạt giống giống gạo mềm, loại gạo rất phổ biến ở Hồng Kông và Trung Quốc, tới nông dân Thái ở vùng đồng bằng miền trung, với nỗ lực nhằm đa dạng sản xuất gạo của Thái Lan. Chúng tôi sẽ trả cho nông dân cao hơn giá trị trường cho các giống mới.

“Đây là lần đầu tiên Hiệp hội làm việc này,” ông Charoen cho biết. Nếu dự án thử nghiệm này thành công, chúng tôi sẽ mở rộng nó trong năm tới.

Công ty của ông Vallop cũng đã thực hiện những hoạt động tương tự với nông dân trồng lúa jasmine ở đông bắc Thái Lan trong 4 năm nay. Công ty ông giới thiệu giống mới chất lượng hơn và biện pháp gieo giống kinh tế hơn cho người dân. Nông dân liên kết với ông có thể tăng thu nhập đến 40%, nhờ đó, công ty Bangsue Chia Meng đã thu hút được sự tham gia của gần 2.100 nông hộ trong năm nay, tăng so với con số 53 hộ trong năm 2014.

Trong bối cảnh xuất khẩu gạo Thái Lan đang phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các nước láng giềng – Campuchia, Myanamar và Việt nam – một thử thách lớn hơn có thể đến từ sự nóng lên toàn cầu, suy thoái đất hoặc việc sử dụng ác phương pháp canh tác hiện tại làm mất độ thơm của giống gạo xuất khẩu chủ chốt của Thái Lan: gạo Jasmine.

“Phàn nàn duy nhất mà chúng tôi phải nghe về gạo thơm là gạo thơm của chúng ta đang trở nên ít thơm hơn, và tôi cho rằng điều này là đúng,” ông Vallop cho biết. “Chúng tôi đã yêu cầu chính phủ giúp chúng tôi cải thiện điều này tỏng 10 năm nay, nhưng vẫn chưa nhận được phản hồi nào. Họ cần nghiên cứu thêm về vấn đề này.”

Theo South Moring Post



Báo cáo phân tích thị trường