Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Xuất khẩu cà phê của Việt Nam “bùng nổ”, tăng vọt về giá
20 | 06 | 2022
Xuất khẩu cà phê của Việt Nam tăng trưởng với tốc độ “bùng nổ” trong 5 tháng đầu năm nay trong bối cảnh nhu cầu phục hồi mạnh mẽ trở lại sau đại dịch Covid-19 trong khi nguồn cung toàn cầu thắt chặt do mất mùa và ách tắc chuỗi cung ứng...

Nguồn: danviet.vn

Giá cà phê tiếp tục tăng khi đồng USD giảm mạnh 

Giá cà phê trên cả hai sàn phái sinh London và New York tăng mạnh sau quyết định nâng lãi suất lịch sử của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Quyết định của Fed đã ảnh hưởng khá rõ lên thị trường, thông qua các con số nhảy vọt trên bảng giao dịch điện tử.

Giá cà phê tăng trở lại, Robusta có vẻ mạnh hơn, sau đợt chạy “loạn” do Fed quyết định tăng lãi suất. Chỉ số chứng khoán Mỹ giảm mạnh phiên hôm qua vì thị trường tin nền kinh tế Mỹ suy thoái do lãi suất điều hành tăng mạnh. Hiện nay mức chung đã là 1,5%-1,75% và người ta tin đến cuối năm lên 3%, không thể kích tăng trưởng với mức lãi suất này.

Các thị trường cà phê kỳ hạn đang đứng trước những biến động khó lường, trong khi ngày thông báo dầu tiên (FND) của thị trường Arabica - 22/6, cũng gần kề. Giá cà phê Arabica có lý do tăng do tồn kho đạt chuẩn Arabica mấy hôm nay giảm nhanh trong khi vụ mới Brazil chưa ra kịp.

Giá cà phê chốt phiên giao dịch ngày 16/6, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Futures Europe - London tiếp tục đà tăng bật lên mạnh mẽ, kỳ hạn giao tháng 7/2022 tăng 45 USD (2,2%), giao dịch tại 2.091 USD/tấn. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 9/2022 tăng 49 USD (2,38%) giao dịch tại 2.104 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trung bình.

Giá cà phê Arabica trên sàn ICE Futures US - New York kỳ hạn giao tháng 7/2022 tiếp tục tăng 3,45 Cent (1,51%), giao dịch tại 231,95 Cent/lb. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 9/2022 tăng 3,3 Cent/lb (1,44%), giao dịch tại 231,8 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng trung bình.

Xuất khẩu cà phê của Việt Nam tăng trưởng với tốc độ “bùng nổ”  - Ảnh 1.

Giá cà phê neo ở mức cao và tăng trưởng kinh tế khiêm tốn đã tạo ra một số khó khăn cho việc tăng tiêu thụ trên phạm vi toàn cầu.

Fed đã quyết định tăng lãi suất cơ bản USD thêm 0,75%, lên ở mức 1,5 – 1,75%/năm, mức lớn nhất kể từ năm 1994 và còn cho biết sẽ tăng thêm như vậy trong tháng tới, trong khi thị trường suy đoán khả năng Fed có thể tăng tới mức 1%, sau báo cáo CPI tháng 5 tăng tới 8,6%, mức cao nhất trong hơn 40 năm qua. Ghi nhận đây là sự nỗ lực rất đáng kể của Fed trong cuộc chiến căng thẳng nhằm kềm chế mức lạm phát.

Trong khi đó, trên thị trường cà phê, USDA cho biết: “Sản xuất cà phê Robusta tại Brazil sẽ được hưởng lợi từ điều kiện thời tiết trên mức trung bình và việc quản lý cây trồng tốt, do đó sẽ tạo ra một sản lượng tuyệt vời”.

USDA đã điều chỉnh tăng dự đoán sản lượng cho niên vụ 2021 - 2022 lên 58,1 triệu bao, tăng thêm 1,8 triệu bao, sau khi xem xét thông tin cung - cầu cập nhật từ các đơn vị trong ngành.

Cơ quan này dự báo, tiêu thụ cà phê ở Brazil - nước tiêu thụ lớn thứ hai thế giới sau Mỹ, sẽ ở mức 22,45 triệu bao trong niên vụ 2022 - 2023, chỉ cao hơn một chút so với niên vụ trước.

Giá cà phê neo ở mức cao và tăng trưởng kinh tế khiêm tốn đã tạo ra một số khó khăn cho việc tăng tiêu thụ trên phạm vi toàn cầu.

Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) đã duy trì dự báo về nguồn cung cà phê toàn cầu trong niên vụ cà phê hiện tại 2021-2022 ở mức 167,2 triệu bao, giảm hơn 2,1% so với niên vụ trước. Đồng thời giữ nguyên dự báo tiêu thụ cà phê toàn cầu sẽ tăng 3,3%, lên mức 170,3 triệu bao. Thị trường cà phê toàn cầu dự kiến sẽ thâm hụt khoảng 3,1 triệu bao trong niên vụ 2021-2022.

ICO cho biết tổng xuất khẩu cà phê toàn cầu trong tháng 4 đạt tổng cộng 10,9 triệu bao các loại, giảm hơn 2,8% so với cùng kỳ năm trước.

Xuất khẩu cà phê của Việt Nam “bùng nổ”, tăng trưởng vọt về giá

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, tháng 5/2022, Việt Nam xuất khẩu cà phê đạt 142,33 nghìn tấn, trị giá 324,3 triệu USD, giảm 9,6% về lượng và giảm 10,5% về trị giá so với tháng 4/2022, so với tháng 5/2021 tăng 9,3% về lượng và tăng 33,2% về trị giá. Tính chung 5 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 881,56 nghìn tấn, trị giá 1,98 tỷ USD, tăng 23,2% về lượng và tăng 56,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. 

Diễn biến giá Tháng 5/2022, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam đạt mức 2.278 USD/ tấn, giảm 1,0% so với tháng 4/2022, nhưng tăng 21,9% so với tháng 5/2021. Tính chung 5 tháng đầu năm 2022, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam đạt mức 2.250 USD/tấn, tăng 23,9% so với cùng kỳ năm 2021.

Đà phục hồi giá cà phê là không chắc chắn - Ảnh 5.

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan

Về thị trường: Tháng 5/2022 so với tháng 5/2021, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang hầu hết các thị trường chính tăng, ngoại trừ xuất khẩu sang Nhật Bản, Hoa Kỳ, Philipines giảm mạnh. Đáng chú ý, xuất khẩu cà phê sang nhiều thị trường châu Âu ghi nhận mức tăng trưởng 2 con số. 5 tháng đầu năm 2022 so với cùng kỳ năm 2021, xuất khẩu cà phê sang hầu hết các thị trường tăng, ngoại trừ Hoa Kỳ, Philipines, Trung Quốc. Đáng chú ý, xuất khẩu cà phê sang Bỉ tăng 261% về lượng và tăng 349,7% về trị giá; sang Anh tăng 130,3% về lượng và tăng 178,6% về trị giá.

Đà phục hồi giá cà phê là không chắc chắn - Ảnh 6.

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan.

Xuất khẩu cà phê của Việt Nam tăng trưởng với tốc độ “bùng nổ” trong 5 tháng đầu năm nay trong bối cảnh nhu cầu phục hồi mạnh mẽ trở lại sau đại dịch Covid-19 trong khi nguồn cung toàn cầu thắt chặt do mất mùa và ách tắc chuỗi cung ứng tại một số nước sản xuất lớn như Brazil hay Colombia.

Tháng 5, giá cà phê Robusta nội địa có xu hướng phục hồi theo giá thế giới. Mặc dù vậy, thị trường cà phê trong nước giao dịch khá trầm lắng và chi phí phân bón cao tiếp tục tạo áp lực cho người trồng cà phê.

Lệnh phong tỏa cảng Thượng Hải và Bắc Kinh đang dần được dỡ bỏ. Điều này khiến một số người tham gia thị trường cho rằng tiêu thụ cà phê sẽ được thúc đẩy trong thời gian tới.

Tuy nhiên, theo NCIF, mặc dù cảng Thượng Hải đã được dỡ bỏ lệnh phong tỏa nhưng không thể một sớm một chiều giải quyết được lượng hàng hóa dồn ứ tại Trung Quốc. Giá cước từ cảng lên hàng tại Trung Quốc hiện cao gấp 20 lần cước từ Mỹ để đưa hàng sang châu Á. Chính vì vậy, đường đi của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam vẫn chịu ảnh hưởng tiêu cực ít ra trong vài tháng nữa, nếu như dịch Covid-19 hoàn toàn lắng dịu.

Xuất khẩu cà phê của Việt Nam tăng trưởng với tốc độ “bùng nổ”  - Ảnh 4.

Chuyên gia dự báo, giá cà phê sẽ diễn biến khả quan trong nửa cuối tháng 6 và trong quý II, sau khi các giới đầu cơ đã qua giai đoạn đáo hạn hợp đồng quyền chọn tháng 7.

Giá cà phê trong nước ngày 17/6 tiếp tục tăng 500 đồng/kg, giá cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 42.700 đồng/kg, giá thấp nhất  tại tỉnh Lâm Đồng là 42.100 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng tăng 500 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà, ở mức 42.200 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 42.100 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk tăng 500 đồng/kg, cụ thể ở tại Cư M'gar ở mức 42.700 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 42.600 đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai tăng 500 đồng/kg, giá ở Pleiku là 42.600 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 42.600 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông tăng 500 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 42.600 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum tăng 500 đồng/kg, dao động ở mức  42.600 đồng/kg.

Giá cà phê giao tại cảng TP.HCM tăng 500 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 46.600đồng/kg.

Theo Báo cáo Thương mại tháng 5 của Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), xuất khẩu từ các quốc gia châu Á trong 7 tháng đầu của niên vụ cà phê hiện tại 2021/2022 khi Việt Nam, Ấn Độ và Indonesia cùng xuất khẩu tăng 9,00% so với cùng kỳ niên vụ trước, lên đạt tổng cộng 28,06 triệu bao. Trong khi xuất khẩu từ các quốc gia châu Phi trong 7 tháng đầu của niên vụ cà phê hiện tại 2021/2022 đã giảm nhẹ 2,26% so với cùng kỳ niên vụ trước, xuống còn tổng cộng 7,35 triệu bao.

Theo Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương đầu tháng 6, giá cà phê thế giới tiếp tục đà phục hồi. Yếu tố giúp giá cà phê toàn cầu tăng trong ngắn hạn gồm có: Xuất khẩu cà phê Robusta từ Việt Nam chậm lại; thời tiết không thuận lợi tại vùng sản xuất cà phê chính ở Brazil.

Chuyên gia dự báo, giá cà phê sẽ diễn biến khả quan trong nửa cuối tháng 6 và trong quý II, sau khi các giới đầu cơ đã qua giai đoạn đáo hạn hợp đồng quyền chọn tháng 7. Với kim ngạch xuất khẩu cà phê 5 tháng đầu năm đã vượt 2 tỷ USD, Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (Vicofa) cho rằng ngành cà phê đang có cơ hội vượt qua con số kỷ lục 3,7 tỷ USD của năm 2012, để lần đầu tiên cán mốc 4 tỷ USD trong năm nay.

 



Báo cáo phân tích thị trường