Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
BÁO CÁO TÌNH HÌNH XNK NLTS SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ THÁNG 2/2023
15 | 03 | 2023

Nguồn: Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT (IPSARD)

TÌNH HÌNH CHUNG

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG

Ngày 1/2, Fed đã quyết định nâng lãi suất cơ bản thêm 0,25 điểm phần trăm lên biên độ 4,5-4,75%, mức cao nhất kể từ tháng 10/2007, đồng thời có rất ít dấu hiệu cho thấy cơ quan này gần chấm dứt chu kỳ tăng lãi suất. Đây là lần tăng thứ 8 và là đợt tăng lãi suất ít nhất của Fed kể từ khi chu trình thắt chặt chính sách tiền tệ này bắt đầu hồi tháng 3/2022 khi Ngân hàng trung ương Mỹ cố gắng kiềm chế lạm phát mà không làm ảnh hưởng đến khả năng phục hồi của nền kinh tế nước này. Sau thông báo tăng lãi suất ở mức tối thiểu, thị trường chứng khoán tại Mỹ và các thị trường chứng khoán quan trọng trên thế giới cuối tuần qua có xu hướng tăng điểm trở lại. Điều này phản ánh kỳ vọng của các thị trường vào xu hướng tích cực trong năm 2023 cũng như khả năng kinh tế Mỹ có thể tránh được một cuộc suy thoái nghiêm trọng. Việc tăng lãi suất ở mức thấp và có xu hướng giảm tần suất trong thời gian tới cũng khiến áp lực tỷ giá đối với các nền kinh tế dựa nhiều vào xuất khẩu giảm đi đáng kể.

Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) - cơ quan hoạch định chính sách của Fed - luôn khẳng định việc tăng lãi suất liên tục trong phạm vi mục tiêu là phù hợp để kiềm chế lạm phát và dự báo rằng lãi suất ngắn hạn chủ chốt sẽ tăng lên mức từ 5-5,25% vào cuối năm 2023. Điều đó cho thấy rằng Fed đã sẵn sàng tăng lãi suất cơ bản và duy trì mức lãi suất đó tới cuối năm nay.

Ngày 14/2, Bộ Lao động Mỹ cho biết, lạm phát trong tháng 1 tăng cao hơn dự kiến, do giá nhà ở, khí đốt và nhiên liệu tăng cao đã gây thiệt hại cho người tiêu dùng. Cụ thể, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ tăng 0,5% trong tháng 1/2023, tương ứng với mức tăng hàng năm là 6,4%. Cao hơn dự đoán của các nhà kinh tế (khảo sát bởi Dow Jones) mức tăng tương ứng là 0,4% và 6,2%. Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy 96% người Mỹ bị ảnh hưởng lạm phát, trong đó 50% bị áp lực nặng nề bởi lạm phát. Thủy sản có lạm phát giá thấp hơn nhiều so với các loại thực phẩm khác tại Mỹ, nhưng tiêu thụ vẫn bị sụt giảm. VASEP thông tin xuất khẩu cá tra sang thị trường Mỹ giảm sâu nhất, giảm gần 81% chỉ đạt gần 10 triệu USD.

Theo số liệu công bố của Tổng cục Hải quan Việt Nam, tháng 01/2023, kim ngạch xuất khẩu NLTS Việt Nam sang Hoa Kỳ chỉ đạt 546,7 triệu USD. Một số mặt hàng NLTS xuất khẩu chủ đạo của Việt Nam sang Hoa kỳ là gỗ và các sản phẩm gỗ (chiếm 67,2%), thủy sản (12,5%), hạt điều (7,6%). So với tháng 12/2022, tổng kim ngạch xuất khẩu NLTS Việt Nam sang thị trường này giảm 44%. Trong đó, ngoại trừ gạo, chè ghi nhận tăng trưởng dương (lần lượt là 2,1% và 53%), các mặt hàng xuất khẩu chủ lực còn lại đều ghi nhận tăng trưởng âm. Một số mặt hàng giảm nhiều như thức ăn gia súc và nguyên liệu (giảm 80,5%), Cao su (giảm 50%), Gỗ và sản phẩm gỗ (giảm 45,8%), hạt tiêu (giảm 47,6%0, hạt điều (giảm 43,8%), sản phẩm mây, tre, cói và thảm (giảm 30,2%), thủy sản (giảm 31,5%), rau quả (giảm 21,2%) (Chi tiết tại phụ lục đính kèm). 

Báo cáo chi tiết xem tại đây.



Báo cáo phân tích thị trường