Để đạt được mục tiêu này, Bộ Thương mại đã khuyến cáo các doanh nghiệp Việt Nam cần chú trọng cải tiến mẫu mã, chuyên nghiệp hoá khâu thiết kế, đa dạng hoá sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị hiếu và tiêu chuẩn quy định của thị trường Nhật Bản. Nhất là phát triển các loại sản phẩm làm bằng tay, tạo ra nét độc đáo riêng, có giá trị cao.
Theo các chuyên gia, thì dự báo trên đây hoàn toàn có khả năng trở thành hiện thực. Bởi vì, hiện nay, người tiêu dùng Nhật Bản rất ưa chuộng các sản phẩm đồ gỗ và TCMN của Việt Nam nhờ có giá cả, mẫu mã phù hợp, chất liệu độc đáo, nhất là các loại sản phẩm dùng làm nội thất gia đình. Đây chính là nhóm hàng mà các doanh nghiệp Việt Nam đang có thế mạnh.
Hiện nay, Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 4 trong số những nước xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ vào thị trường Nhật Bản, sau các nước như: Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan. Năm 2004, xuất khẩu đồ gỗ sang Nhật Bản đã đạt khoảng 150 triệu USD tăng 10,8% so với trước đó. Các chuyên gia cũng rất hy vọng, cùng với sự phục hồi của nền kinh tế Nhật Bản, ngoài nhóm hàng đồ gỗ, TCMN thì các mặt hàng nông, thuỷ sản sẽ có cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này.