Theo thống kê của Bộ Nông Lâm nghiệp và Thuỷ sản Nhật Bản, trong tháng 7/2006, sản xuất gỗ dán thường trong nước của Nhật Bản tăng 3% so với tháng trước đó, đạt 289.000 m3; tháng cao nhất trong vòng 10 tháng trở lại đây. ^Trong đó, sản lượng gỗ dán làm từ gỗ mềm tăng 2,6%, đạt 215.000 m3, chiếm 74,4% tổng sản lượng gỗ dán trong tháng 7/2006 của nước này.
Nhật Bản đang tăng cường sản xuất gỗ dán làm từ gỗ mềm do các nước cung cấp gỗ cứng nhiệt đới đang gặp khó khăn trong khai thác.
Nửa đầu năm 2006, tổng lượng dăm gỗ Nhật Bản nhập khẩu giảm 1,6% so với cùng kỳ năm 2005, đạt 7 triệu tấn ép khô (bdmt); trong đó lượng dăm gỗ cứng nhập khẩu giữ ở mức không đổi 5,73 triệu tấn bdmt, chiếm 82% tổng lượng dăm gỗ nhập khẩu. Trong giai đoạn này, lượng dăm gỗ mềm lại giảm 8,4% so với cùng kỳ năm 2005, chỉ đạt 1,27 triệu tấn bdmt.
Về giá cả trong giai đoạn này, giá dăm gỗ cứng tăng 3,2% và giá dăm gỗ mềm tăng 2% so với cùng kỳ năm 2005.
Thị trường cung cấp dăm gỗ cho Nhật Bản trong 6 tháng đầu năm 2006, đứng đầu là Australia với 1,87 triệu tấn, tăng 3,5% so với cùng kỳ năm 2005, tiếp đến là Nam Phi, giảm 13,4%, đạt 1,4 triệu tấn và Chilê với 1 triệu tấn (chủ yếu là dăm gỗ bạch đàn), tăng 11%, Urugoay đang nổi lên nhà cung cấp gỗ quan trọng của Nhật Bản.
Nguồn cung dăm gỗ tại Đông Nam Á cho Nhật Bản lớn nhất là Việt Nam với 340.000 tấn (chủ yếu là dăm gỗ bạch đàn và dăm gỗ keo), tăng 12% so với cùng kỳ năm 2005; tiếp đến là Thái Lan giảm 130%, thấp hơn 100.000 tấn. Nguồn cung dăm gỗ từ Malaysia, Indonesia và Papua New Guinea là tương đối thấp.
Tuy nhiên, trong thời gian tới, dự kiến Indonesia sẽ trở thành nhà cung cấp dăm gỗ quan trọng cho Trung Quốc do có nhiều nhà nhập khẩu dăm gỗ Trung Quốc như APP và APRIL đang sở hữu rất nhiều cánh rừng trồng cây keo tại Indonesia; hiện ARPII đã bắt đầu vận chuyển dăm gỗ từ nhà máy sản xuất dăm gỗ của nó đặt tại Sumatra- Indonesia đến nhà máy sản xuất giấy cũng thuộc tập đoàn đặt tại Trung Quốc.
(Nguon tin: Vinanet)