Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Những thuận lợi của ngành chế biến gỗ xuất khẩu
14 | 01 | 2009
Ngành công nghiệp chế biến gỗ trong những năm qua liên tục phát triển mạnh, kim ngạch xuất khẩu hàng năm tăng 30-40% đã khẳng định vị trí của Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Dưới đây là những thuận lợi của ngành chế biến gỗ xuất khẩu:

+ Quy mô các nhà máy chế biến gỗ: từ năm 2000 hệ thống các nhà máy chế biến gỗ có tốc độ tăng trưởng về số lượng và quy mô, hiện nay cả nước cso 1500-1800 cơ sở sản xuất đồ mộc quy mô nhỏ với năng lực chế biến từ 15-200 m3 gỗ/năm/cơ sở và 1.200 doanh nghiệp có quy mô lớn với tổng công suất chế biến 2 triệu m3 gỗ/năm, trong đó có 41% là doanh nghiệp nhà nước và 59% doanh nghiệp tư nhân.

+ Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ năm 2007 là 2,5 tỷ USD và năm 2008 dự kiến đạt 3 tỷ USD đã tạo cho ngành gỗ Việt Nam vươn lên vị trí thứ 4 trong khối các nước Đông Nam Á (sau Malaysia, Indonesia và Thái Lan) về xuất khẩu đồ gỗ.

+ Hiện nay các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam bao gồm các nhóm sau:

Nhóm sản phẩm đồ mộc ngoài trời bao gồm các loại bàn ghế, vườn, ghế băng, che nắng, ghế xích đu... làm hoàn toàn từ gỗ hoặc kết hợp với các vật liệu khác như sắt, nhôm, nhựa. Đây là nhóm hàng chủ lực xuất khẩu hiện nay của cả nước chiếm tỷ lệ đến 90%.

Nhóm sản phẩm đồ mộc trong nhà bao gồm các loại bàn ghế, giường tủ, giá kê sách, đồ chơi, ván sàn....làm hoàn toàn từ gỗ hay gỗ kết hợp với các vật liệu khác như da, vải... Trong những năm gần đây nhóm hàng này đã có sự tăng trưởng về xuất khẩu sang thị trường Mỹ.

Nhóm đồ gỗ mỹ nghệ chủ yếu từ gỗ rừng tự nhiên bao gồm bàn, ghế, tủ... áp dụng cho các công nghệ chạm, khắc, khảm. Kim ngạch xuất khẩu hàng năm đạt 30 triệu USD.

Nhóm snả phẩm dăm gỗ sản xuát từ gỗ rừng trồng mọc nhanh như các loại gỗ keo tai tượng, keo lai, keo lá tràm, gỗ bạch đàn... Kim ngạch xuất khẩu dăm gỗ năm 2005 đạt 150 triệu USD, trong đó: thị trường Nhật Bản 55,7%, Hàn Quốc 5,6%, Đài Loan 3,7% và Trung Quốc 35%.

+ Hiện nay các sản phẩm gỗ của Việt Nam đã xuất khẩu sang 120 nước, trong đó EU, Mỹ, Nhật Bản là những thị trường tiêu thụ sản phẩm lớn nhất, chiếm hơn 70% tổng sản phẩm gỗ xuất khẩu của cả nước. Nhu cầu sử dụng đồ gỗ trên thế giới hiện vẫn tăng khá cao, trong khi đó, thị phần đồ gỗ của Việt Nam còn rất thấp, mới chỉ đạt khoảng 0,78% tổng thị phần đồ gỗ thế giới.

+ Nhà nước đã có những chính sách ưu tiên sau khi Việt Nam gia nhập WTO, ngành chế biến gỗ xuất khẩu được giảm thuế nhập khẩu gỗ nguyên liệu cũng như giảm thuế xuất khẩu sản phẩm hàng hoá vào thị trường các nước.

+ Trong nước đã hình thành các vùng chế biến gỗ tập trung: Bình Dương-Thành phố Hồ Chí Minh, Quy Nhơn – Tây Nguyên; Hà Nội-Bắc Ninh. Đây là điều kiện hết sức thuận lợi cho việc đầu tư phát triển công nghiệp chế biến gỗ.

+ Đầu tư nước ngoài đang tăng ở Việt Nam trong lĩnh vực chế biến gỗ, đến cuối năm 2006 có khoảng 420 nhà sản xuất nước ngoài đầu tư hoạt động tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư 330 triệu USD. Các nhà đầu tư chủ yếu từ châu Á, đặc biệt là từ Đài Loan, Singapore, Malaysia, Trung Quốc và một số nước khác như Thuỵ Điển, Na Uy, Đan Mạch và Pháp.

+ Nhà nước đã có định hướng chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam đến năm 2020 về việc phát triển vùng nguyên liệu gỗ phcj vụ cho ngành công nghiệp chế biến gỗ.

+ Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, diện tích rừng tự nhiên hiện có của Việt Nam là 9.44 triệu ha, trữ lượng 720.9 triệu m3 gỗ. Để bảo vệ môi trường và đảm bảo sự phát triển bền vững, Chính phủ đã giới hạn khai thác gỗ từ những rừng tự nhiên tại địa phương chỉ khoảng 300.000 m3 mỗi năm trong giai đoạn 2000 đến 2010, chủ yếu để phục vụ cho nhu cầu xây dựng, sản xuất đồ gỗ trong nước (250.000 m3) và sản xuất hàng mỹ nghệ xuất khẩu (50.000 m3). Đồng thời cũng đang triển khai chương trình trồng mới 5 triệu rừng và cho đến năm 2010 Việt Nam sẽ có thêm 2 triệu ha rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và 3 triệu ha rừng sản xuất. Hiện nay sản lượng gỗ rừng trồng trung bình từ 7 m3/ha/năm đến 15 m3/ha/năm.

+ Một trong những ưu điểm nổi bật khiến các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào và lợi thế của Việt Nam đó là nguồn nhân lực khá dồi dào, nhân công rẻ, đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề, chịu khó học hỏi.

+ Các cơ sở đào tạo về kỹ sư chế biến lâm sản như Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam với 02 chuyên ngành đào tạo: Công nghệ Chế biến Lâm sản và Thiết kế chế tạo đồ mộc và nội thất, hàng năm cung cấp khoảng 150 kỹ sư, Trường Đại học Nông Lâm Thủ Đức với 01 chuyên ngành đạo tạo Công nghệ chế biến lâm sản cung cấp khoảng 50 k ỹ sư, và 5 trường côgn nhân kỹ thuật cung cấp hàng năm chỉ vào khoảng 1000 công nhân hệ chính quy cho cả nước.

+ Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 19/2004/CT-TTg về một số giải pháp phát triển ngành chế biến gỗ và xuất khẩu sản phẩm gỗ.




Nguồn: vinanet
Báo cáo phân tích thị trường