Loại sắc tố mang tới màu tím cho cà chua chứa chất phytochemical, có khả năng giảm nguy cơ ung thư và bệnh tim. Sau 6 năm thử nghiệm, loại cây lai màu tím này sẽ có thể xuất hiện trên đĩa salad của bạn trong 2 năm tới.
Thực ra, loài cà chua tím này có nguồn gốc từ một loài cây dại ở Nam Mỹ, chứ không phải được tạo ra hoàn toàn trên đĩa cấy ghép.
Hàng trăm năm trước, các nhà thám hiểm đã phát hiện thấy cà chua màu tím trong thiên nhiên, nhưng loài cây này chưa bao giờ được đưa lên bàn ăn bởi nó nhỏ và đôi khi có độc.
Vào thập niên 1960 và 1970, các nhà khoa học đã thu nhặt hạt giống từ cà chua tím và lai nó với loài cây hiện đại, để cho ra loại quả an toàn hơn khi ăn. Nghiên cứu đã bị ngừng trệ cho đến khi Carl Jones tại Đại học bang Oregon tiếp tục công việc do phát hiện ra giá trị dinh dưỡng của cà chua.
Jones tìm thấy rằng cà chua tím, không giống như cà chua đỏ, có hàm lượng anthocyanins cao. Đây là một hoá chất có trong nho và cây việt quất, có tác dụng như chất chống ôxy hoá. Cà chua tím cũng có lớp vỏ màu đỏ ở trong nên nó vẫn chứa chất lycopene, một thành phần chống ôxy hoá khác.
Các nhà nghiên cứu cần 2 năm nữa để trồng thử nghiệm trên cánh đồng và ổn định các đặc tính của cà chua tím trước khi tung ra thị trường.