Ngoài việc tỉnh tập trung quy hoạch xây dựng vùng nguyên liệu ổn định để có nguyên liệu đạt chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu chế biến, Cà Mau đã đề ra các giải pháp đồng bộ phát triển thị trường XKTS trước mắt và về lâu dài, như mở thị trường trong, ngoài nước và ỏn định thị trường chủ lực nhằm hạn chế rủi ro khi tình huống xấu, bất lợi xảy ra. Tỉnh chú trọng chăm sóc đặc biệt những thị trường lớn, tiềm năng như: Mỹ, EU, Nhật, Trung Quốc, Nam Mỹ, Châu Phi… và phân loại, xác định thị trường trọng điểm, thị trường tiềm năng có triển vọng… từ đó đưa ra những giải pháp, đối sách hợp lý đồng thời dự báo về xu hướng phát triển của từng thị trường. Các doanh nhgiệp sản xuất chế biến hàng thuỷ sản xuất khẩu trên địa bàn thực hiện đa dạng hoá sản phẩm và sản xuất sản phẩm có thế mạnh, chủ lực để tăng kim ngạch xuất khẩu. Các doanh nghiệp còn chú trọng chế biến các loại sản phẩm có lợi thế, như tôm, mực, cá, cua, nghêu, sò, hàu… theo hướng đa chất lượng, đa mẫu mã, chủng loại với giá thành thấp và đăng ký nhãn hiệu hàng hoá.
Hiện tỉnh Cà Mau có 21 doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thuỷ sản (XKTS) với 27 nhà máy, có tổng công suất 147.589 tấn/năm. Tuy nhiên, khó khăn trong chế biến XKTS ở Cà Mua là khi vào thu hoạch chính vụ giá tôm nguyên liệu giảm bất thường, hoặc tăng đột biến, do đó các nhà máy chế biến thuỷ sản lâm vào tình trạng thiếu nguyên liệu sản xuất, kéo theo sự cạnh tranh mua bán nguyên liệu gay gắt giữa các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.