Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Đặt Mua Báo Cáo
Trang Chủ
Giới thiệu
Giới thiệu chung
Cơ cấu tổ chức
Các lĩnh vực chuyên môn
Kinh nghiệm
Giá trị cốt lõi
Đối tác
Tin tức
Tin tức
Ðiều
Hồ tiêu
Lâm sản &gỗ
Rau quả
Chè
Sữa
Cà phê
Mía đường
Cao su
Thịt & thực phẩm
Phân bón
Thức ăn chăn nuôi
Thủy sản
Lúa gạo
Hoạt động
Bản tin
Các dự án,hoạt động đã làm
Các dự án
Nhân sự
Ban lãnh đạo
Phòng Tổng hợp
Phòng Thông tin truyền thông
Sản phẩm
Dữ liệu
Thư viện
Thêm gánh nặng cho nhà nông
06 | 06 | 2008
Giá nhiều loại vật tư sản xuất nông nghiệp liên tục tăng đang đè nặng lên lợi nhuận của người nông dân càng khiến đời sống khó khăn khi cuộc sống của họ tất cả đều trông vào hạt lúa.
Giá lúa tuy có cao nhưng đang bị "ăn dần" bởi chi phí đầu vào tăng mạnh hơn. Vì vậy nhà nông đang cần được hỗ trợ các giải pháp nhằm tiết giảm chi phí sản xuất, qua đó giúp họ bảo toàn được lợi nhuận để nuôi sống gia đình.
Cày, bừa, tưới... thứ gì cũng tăng
Lúa đã xuống giống được 30 ngày tuổi, năn nỉ mãi ông Nguyễn Văn Sang (ấp Long Thành, Phú Thành A, Tam Nông, Đồng Tháp) mới được chủ cửa hàng vật tư bán thiếu cho mấy bao phân. "Trước kia họ bao phân bón, thuốc trừ sâu cho tới cuối vụ, bán lúa xong mới thanh toán. Năm nay phân bón tăng giá quá, họ hạn chế bán thiếu" - ông cho biết. Vụ trước ông trồng lúa thơm, thấy tình hình sâu rầy bùng phát, vụ này ông chuyển qua trồng giống lúa thường mong đỡ chi phí thuốc men phòng trị. Nào ngờ chi phí vẫn tăng thêm do giá phân bón liên tục tăng. Phân NPK loại 20-20-15 lên 800.000 đồng/bao, các loại phân khác cũng đều tăng... Nhiều dịch vụ khác giá cũng tăng. Đầu vụ giá thuê dọn đất, cày ải, trục bừa, sạ giống… ở An Giang tăng thêm 30.000-40.000 đồng/công. Giá bơm nước cũng tăng thêm vài chục ngàn đồng mỗi công, mà nguyên nhân là do giá dầu tăng. Tình trạng cúp điện thường xuyên, trạm bơm điện không hoạt động nên bà con phải chạy máy dầu bơm nước để cày bừa, xuống giống... khiến chi phí tăng thêm. Tại Sóc Trăng đến thời điểm này mới xuống giống được 97.000ha lúa. Trên các cánh đồng ở huyện Mỹ Xuyên vẫn còn nhiều thửa chưa được cày xới. Người dân xã Thạnh Quới cho biết năm ngoái máy cày xới hai lượt chỉ 80.000 đồng/công, giờ đã 120.000-130.000 đồng/công. Kèm theo đó giá lúa giống cũng tăng đến mức kỷ lục, nếu vụ trước chỉ có 140.000 đồng/giạ thì nay tăng lên 180.000 đồng/giạ. Đang vào lúc gieo sạ đồng loạt, một số nơi thiếu lúa giống, nông dân phải chạy đôn chạy đáo mua với giá lên đến 200.000-220.000 đồng/giạ. "Chỉ mới tính khâu làm đất và lúa giống đã tốn trên 2 triệu đồng/ha" - ông Dương Hoàng Đạo (Châu Hưng, Thạnh Trị) than.
Chi phí sản xuất: tăng thêm 4-5 triệu đồng/haTại huyện Vĩnh Lợi, Bạc Liêu, mưa to liên tục ở một số nơi làm lúa non bị trốc rễ, nông dân phải tốn thêm chi phí cấy giặm, những thửa ruộng sâu không sạ được cũng phải cấy và tốn thêm công cấy 3 triệu đồng/ha, trong khi năm ngoái chỉ có 1,8-2 triệu đồng/ha. Thuốc bảo vệ thực vật cũng tăng 10-15%. Dịch rầy nâu đang hoành hành, có loại thuốc đặc trị nhảy giá gấp đôi. Gần đây nạn ốc bươu vàng có chiều hướng quay trở lại. Trước khi sạ bà con tốn thêm thuốc diệt ốc 300.000-500.000 đồng/ha. "Chi phí sản xuất mỗi hecta lúa trước kia chỉ 14-15 triệu đồng thì vụ hè thu này khoảng 19 triệu đồng/ha" - cán bộ khuyến nông ở nhiều địa phương chiết tính.
Hồi hộp với giá lúa
Người nông dân quanh năm trông chờ vào hai vụ lúa. Hết vụ đông xuân rồi giá lúa tăng cao nhưng lợi nhuận của họ chẳng là bao, bởi phần lớn bà con bán lúa ngay sau khi thu hoạch do không có nơi cất giữ. "Xong vụ phải lo trả nợ ngân hàng, nợ vay nóng bên ngoài, rồi lo chi phí cho vụ tới nên phải bán lúa sớm để xoay xở" - lão nông Lê Văn Tiền (Vĩnh Trạch, Thoại Sơn, An Giang) cho biết. Vụ hè thu giá nhân công thu hoạch thường cao hơn 30% so với vụ đông xuân, trong khi năng suất lúa thường thấp hơn, trung bình chỉ 30 giạ/công. Với chi phí tăng cao như hiện nay, giá lúa phải trên 5.000 đồng/kg nông dân mới có lãi. để có mức lãi đủ cho họ đắp đổi kéo dài tới lúc thu hoạch vụ đông xuân năm sau, nhất là trong tình hình vật giá liên tục leo thang, giá lúa ít nhất phải từ 6.500 đồng/kg. Cả gia đình sống nhờ 10 công ruộng, vụ rồi ông Nguyễn Văn Cọp (ấp Hạ, Tân Bình, Thanh Bình, Đồng Tháp) trồng giống lúa thơm nút. Năng suất đạt 8,5 tấn/ha nhưng do sâu rầy, phần bán lúa sớm lúc giá còn 4.170 đồng/kg nên chỉ lãi 15 triệu đồng. Số tiền ấy sau khi xuống giống vụ hè thu xong còn vỏn vẹn 9 triệu đồng. "Mọi chi tiêu trong nhà chỉ trông nhờ vào bấy nhiêu, thiếu trước hụt sau" - ông thở dài. Hổm rày mấy cánh đồng lúa xung quanh nhiễm bệnh, ông chạy đôn chạy đáo lo thuốc phòng trị. Chỉ đống thuốc bảo vệ thực vật, ông cho biết mỗi cữ như vậy tốn 300.000 đồng.
Chật vật với cuộc sống
Một khi chi phí sản xuất tăng cao thì thu nhập của nông dân bị… teo tóp lại, cuộc sống càng thêm chật vật, nhất là trong khi phần nhiều hộ dân ở ĐBSCL có diện tích canh tác nhỏ lẻ. "Với những hộ chỉ làm vài công ruộng thì thu nhập không đủ sống, bà con phải đi làm thuê mướn thêm, khá nhiều người bỏ lên thành phố, ra miền Đông kiếm việc làm", ông Lê Văn Tam - trưởng ấp, phó chủ nhiệm Hợp tác xã nông nghiệp ấp Long Thới B, xã Long Thuận, Hồng Ngự (Đồng Tháp) - nói. Ngoài lãi suất ngân hàng tăng lên 1,6-1,8%/tháng, người dân còn âu lo về chất lượng phân bón. Những ngày này, nơi nơi bà con than bón phân rồi mà lúa vẫn cứ… èo uột . "Cũng lượng phân sử dụng như trước nhưng bón xong nhiều đám lúa vẫn trơ trơ, chẳng thấy phát" - ông Nguyễn Văn Tới (ấp 2, Phú Ninh, Tam Nông, Đồng Tháp) kể. Gần đây thanh tra Sở NN&PTNT các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long phát hiện khá nhiều loại phân bón kém chất lượng, trong đó có nhiều sản phẩm nằm ngoài danh mục, nhiều loại phân mà theo cán bộ thanh tra là... thứ đất sét pha màu!
"Ba giảm, ba tăng"
Bà Phạm Thị Hòa, phó giám đốc Sở NN&PTNT An Giang, cho rằng với giá vật tư, phân bón, chi phí sản xuất đều tăng thì vụ hè thu này người trồng lúa tuy có lãi nhưng lợi nhuận của họ vẫn thấp. Theo ông Dương Nghĩa Quốc - phó giám đốc Sở NN&PTNT Đồng Tháp, chi phí sản xuất tăng cao đang đè nặng lên vai người nông dân, lợi nhuận từ trồng lúa giảm khiến bà con thêm phần khó khăn hơn. Để giúp nông dân hạ giá thành hạt lúa, nâng cao lợi nhuận, các tỉnh này đang triển khai chương trình "ba giảm, ba tăng" (giảm lúa giống, giảm thuốc trừ sâu, giảm phân đạm và tăng năng suất lúa, tăng chất lượng lúa gạo, tăng lợi nhuận kinh tế). Ông Hồ Quang Cua - phó giám đốc Sở NN&PTNT Sóc Trăng - nói thêm: với chi phí đầu vào tăng cao thì cán bộ ngành nông nghiệp luôn bám sát nông dân để hướng dẫn kỹ thuật giúp nông dân giảm chi phí.
Nguồn: Tuổi Trẻ Online
Liên hệ với người gửi tin này:
An Thu Hằng -
anthuhang@agro.gov.vn
Các Tin Khác
Đầu tư thế nào là hợp lý?
24 | 09 | 2008
Bản tin thực phẩm tuần từ 01/06 - 07/06/08
07 | 06 | 2008
Thị trường bán lẻ Việt Nam vẫn hấp dẫn nhất
06 | 06 | 2008
Nông dân thời công nghiệp hóa
05 | 06 | 2008
Trung Quốc chuẩn bị xả nước hồ Đường Gia Sơn
05 | 06 | 2008
Lạm phát có nguy cơ bùng nổ?
05 | 06 | 2008
Áo coi trọng thúc đẩy hợp tác mọi mặt
05 | 06 | 2008
Nắm chắc bán buôn, sẽ khống chế được thị trường
05 | 06 | 2008
Đề nghị giảm 50% lệ phí trước bạ nhà, đất
04 | 06 | 2008
DN bán lẻ nội địa: Yếu và thiếu liên kết
04 | 06 | 2008
Tin Liên Quan
Siêu thị tiếp tục giảm giá thịt heo và bò
6/18/2008 12:00:00 AM
Phân bón Trung Quốc khó cạnh tranh với ure của Trung Đông và Nga
11/11/2009 12:00:00 AM
Giá đậu tương lên mức cao nhất trong hơn 1 tháng
8/14/2009 12:00:00 AM
Thái Lan chuẩn bị triển khai chiến lược xuất khẩu gạo
6/16/2007 12:00:00 AM
Miễn thủy lợi phí, giảm bớt gánh nặng cho nông dân
10/19/2007 12:00:00 AM
Giá phân bón tăng cao: Thị trường có đủ nguồn cung?
5/12/2008 12:00:00 AM
Thái Lan sẽ mất 16 năm để trả hết nợ của chương trình thu mua lúa gạo
9/21/2016 12:00:00 AM
Hỗ trợ người nghèo do biến động giá
7/31/2008 12:00:00 AM
IMF: Việt Nam tăng trưởng cao và giảm nghèo nhanh
8/5/2007 12:00:00 AM
Xuất khẩu thủy sản bứt phá
9/20/2007 12:00:00 AM
Báo cáo phân tích thị trường
Trung tâm Thông tin Phát triển Nông nghiệp Nông thôn