Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Đặt Mua Báo Cáo
Trang Chủ
Giới thiệu
Giới thiệu chung
Cơ cấu tổ chức
Các lĩnh vực chuyên môn
Kinh nghiệm
Giá trị cốt lõi
Đối tác
Tin tức
Tin tức
Ðiều
Hồ tiêu
Lâm sản &gỗ
Rau quả
Chè
Sữa
Cà phê
Mía đường
Cao su
Thịt & thực phẩm
Phân bón
Thức ăn chăn nuôi
Thủy sản
Lúa gạo
Hoạt động
Bản tin
Các dự án,hoạt động đã làm
Các dự án
Nhân sự
Ban lãnh đạo
Phòng Tổng hợp
Phòng Thông tin truyền thông
Sản phẩm
Dữ liệu
Thư viện
Tôm, cá khó đi xa?
27 | 10 | 2008
Thủy sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Khi kinh tế Mỹ và nhiều nước trên thế giới gặp khó, dĩ nhiên chuyện phải đến là con cá, con tôm xuất khẩu của Việt Nam sẽ sựng lại!
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), từ đầu năm đến nay, các doanh nghiệp vẫn xuất được trên 930.000 tấn thủy sản các loại, đạt kim ngạch tương đương 3,35 tỉ đô la Mỹ, tăng hơn 23% so với cùng kỳ. “Nhưng sản lượng xuất khẩu của quí 4 đang giảm dần, nhất là mặt hàng cá”, ông Trần Thiện Hải, Chủ tịch VASEP, cho biết. Về khả năng đạt chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu 3,5 tỉ đô la Mỹ trong năm nay, ông Hải chỉ dự đoán… cầm chừng là “…có thể đạt”.
Cầm chắc là khó!
Những ngày gần đây, ông Lê Văn Quang, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Thủy hải sản Minh Phú (Cà Mau), luôn phải đối mặt với những tình huống tế nhị, đó là từ chối một số khách hàng. Không phải Minh Phú gặp khó về khả năng cung ứng, mà nguyên nhân chính là không… muốn bán. “Trước đây cứ nhận hàng là giao tiền. Còn bây giờ, họ luôn đòi trả chậm, do bản thân họ cũng phải cho khách hàng trong nước thiếu hơn một tháng. Mà như vậy thì làm sao chúng tôi dám bán”, ông Quang cho biết.Khủng hoảng kinh tế khiến Mỹ và nhiều nước thắt chặt tín dụng, làm nhiều khách hàng của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam như Minh Phú phải rơi vào tình trạng thiếu vốn như trên. Mà từ chối bán mãi cũng không được! “Chúng tôi đang tìm cách thương thảo lại với khách về cách thức thanh toán. Đồng thời, cũng phải chọn lọc lại khách hàng”, ông Quang nói. Và ông thừa nhận, kim ngạch xuất khẩu của Minh Phú sẽ buộc phải sựng lại trong tháng 10 này.
Còn ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Thực phẩm Sao Ta, kể rằng doanh nghiệp của ông cũng vừa phải ngừng triển khai một chương trình hợp tác với các doanh nghiệp Hàn Quốc. “Đồng tiền Hàn Quốc vừa mất giá khoảng 40% do chính sách phá giá đồng nội tệ của họ… Đó cũng là lý do khiến các đối tác Hàn Quốc tạm ngừng hết mọi chuyện hợp tác, làm ăn”, ông nói.Một trong các doanh nghiệp xuất khẩu cá hàng đầu của Việt Nam là Agifish (An Giang), tuy trước mắt chưa gặp khó khăn gì về đầu ra, nhưng ông Nguyễn Đình Huấn, Phó tổng giám đốc, vẫn khá bi quan về tình hình sắp tới. “Chắc chắn là đơn đặt hàng sẽ giảm”, ông nói. Đồng tình với nhận định trên, ông Võ Thành Khôn, Giám đốc kế hoạch của Công ty Thủy sản Bình An, còn đưa ra dự báo về thời điểm: “Cái khó sẽ phát sinh vào năm tới!”. Theo ông phân tích, khủng hoảng kinh tế sẽ khiến một số nước thiết lập lại việc bảo hộ mậu dịch, bảo vệ người tiêu dùng, đồng thời chính người tiêu dùng cũng tiết kiệm chi tiêu khiến thủy sản khó tiêu thụ mạnh, dù con tôm, con cá không phải là những mặt hàng xa xỉ.Ông Trần Thiện Hải thừa nhận, dù chưa có thống kê, báo cáo cụ thể nhưng khó khăn về xuất khẩu trong thời gian tới đối với doanh nghiệp là khó tránh khỏi. Đã xảy ra tình trạng khách hàng “xù” hợp đồng dù trước đó đã có đơn đặt hàng cụ thể, số lượng hẳn hoi… “Không loại trừ trường hợp một số nhà nhập khẩu cũng rơi vào tình trạng phá sản vì khó khăn chung”, ông nói. Trong khi đó, từ đầu năm đến nay, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản cũng hoạt động không mấy hiệu quả do lãi suất ngân hàng cao, khủng hoảng nguyên liệu, thiếu hụt công nhân, bị tôm thẻ chân trắng cạnh tranh gay gắt… Theo ông Quang, so với đầu năm, hiện chi phí đầu vào đã tăng khoảng 40%, trong khi giá đầu ra không tăng, thậm chí giảm. Ông Hải cho biết, hiện giá tôm sú vỏ cỡ 16-20 chỉ có giá khoảng 9,7 đô la Mỹ/ki lô gam, trong khi trước đây là 11 đô la Mỹ/ki lô gam…
Vừa “chạy”, vừa ngó quanh
Ông Hồ Quốc Lực cho biết: “Trong tình hình này, chúng tôi buộc phải vừa “chạy” vừa ngó xung quanh”. Đó cũng là dự báo chung của nhiều doanh nghiệp, bởi chính họ cũng không thể đoán ảnh hưởng tiêu cực sẽ đến mức nào và kinh tế thế giới bao giờ hồi phục… Tuy nhiên, theo ông Hải, điều tiếp tục làm bây giờ là phải đa dạng hóa thị trường, mở rộng khách hàng. Không quá chăm bẵm vào các thị trường lớn như Mỹ, EU mà các doanh nghiệp cần đẩy mạnh “khai phá” thêm các thị trường mới như các nước Hồi giáo… Chẳng hạn Malaysia, hàng năm nhập khẩu trên 300.000 tấn hải sản các loại. Dự báo nhu cầu tiêu thụ thủy hải sản ở nước này ngày một tăng, từ mức 45 ki lô gam/người/năm hiện nay sẽ tăng lên 61 ki lô gam/người/năm vào năm 2010.“Và phải cố giữ vững chất lượng cho bằng được!”, ông Hải khuyến cáo. Theo ông, các “sự cố” về chất lượng thực phẩm như sữa Trung Quốc… vừa qua lại chính là cơ hội để sản phẩm Việt Nam khẳng định chất lượng và chiếm lĩnh thị trường. Vấn đề còn lại là năng lực và bản lĩnh của các doanh nghiệp Việt Nam. “Người ta vẫn phải ăn tôm, ăn cá… dù kinh tế có khó khăn”, ông Hải nói.
Nguồn: Kinh tế Sài Gòn
Các Tin Khác
Rộn ràng làng cá cơm
23 | 10 | 2008
Cá tra gặp khó vì khủng hoảng tài chính
23 | 10 | 2008
Tương lai ảm đảm của thị trường cá Ngừ Mỹ
23 | 10 | 2008
Xuất khẩu thủy sản 2008 khó về đích 4,2 tỷ
22 | 10 | 2008
Thủy sản chật vật vì khủng hoảng tài chính
21 | 10 | 2008
Xuất khẩu thuỷ sản 9 tháng đầu năm đạt 3,35 tỷ USD
17 | 10 | 2008
Bấp bênh cá da trơn
17 | 10 | 2008
9 tháng xuất khẩu cá tra, basa tăng 77% về lượng
16 | 10 | 2008
Mỹ xem xét toàn diện xóa bỏ thuế chống bán phá giá cá tra, basa Việt Nam
15 | 10 | 2008
Nhiều nông dân “treo ao” cá tra
14 | 10 | 2008
Tin Liên Quan
Nỗi niềm tôm sú
1/8/2008 12:00:00 AM
Nhà máy thủy sản thiếu nguyên liệu
6/17/2009 12:00:00 AM
Thăng trầm nghề nuôi tôm ở Tây Nam Bộ
9/12/2008 12:00:00 AM
Tôm sú “đột quỵ”!
10/7/2008 12:00:00 AM
Khốn khó vì chuyển lúa sang tôm
7/1/2007 12:00:00 AM
Xuất khẩu thủy sản 9 tháng phục hồi nhờ tôm
10/28/2013 12:00:00 AM
Sản lượng thủy sản tăng, nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu vẫn thiếu
9/12/2011 12:00:00 AM
Lối ra cho nghề nuôi cá tra, tôm nước lợ ở đồng bằng sông Cửu Long
3/20/2009 12:00:00 AM
Thủy sản xuất khẩu: Khủng hoảng nguyên liệu
6/9/2008 12:00:00 AM
Ba hướng đi mới của nghề nuôi trồng thủy sản ở Kim Sơn
10/7/2009 12:00:00 AM
Báo cáo phân tích thị trường
Trung tâm Thông tin Phát triển Nông nghiệp Nông thôn