Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
G8 chi 20 tỷ USD để đẩy mạnh sản xuất lương thực
11 | 07 | 2009
Ngày 10/7, tại L’Aquila (Italia), lãnh đạo các nước công nghiệp phát triển nhất trên thế giới đã bế mạc Hội nghị thượng đỉnh thường niên Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G8) và Diễn đàn các nền kinh tế lớn (MEF), gọi tắt là Hội nghị 8+5. Tổng thống Mỹ Barack Obama và những nhà lãnh đạo nhóm các quốc gia phát triển đã thiết lập một quỹ trị giá 20 tỷ USD để giúp đỡ các nước đang phát triển, nhằm thúc đẩy họ phục hồi sau khủng hoảng kinh tế.

Vào ngày cuối cùng của Hội nghị thượng đỉnh G8 tại Italy, Tổng thống Mỹ và các đồng sự của mình đã nỗ lực giải đáp những chỉ trích xoay quanh vấn  đề nhạy cảm của  khủng hoảng kinh tế toàn cầu và tổ chức hội đàm với các nhà lãnh đạo châu Phi.  Khi ông Obama đã chuẩn bị bắt tay vào chuyến viếng thăm đầu tiên tới các nước châu Phi thuộc tiểu vùng Sahara, các đặc phái viên khẳng định ông đảm nhiệm vai trò then chốt trong việc thuyết phục 30 quốc gia cung cấp vốn cho một quỹ viện trợ nhằm mục đích giúp đỡ các hộ sản xuất nhỏ gia tăng sản lượng mùa vụ. Ban đầu số tiền được mong đợi tổng cộng là 15 tỷ USD, ông Obama cho hay giờ đây con số đó đã lên tới 20 tỷ.   

Theo như báo cáo, Hoa Kỳ sẽ chi trả trực tiếp khoảng 3,5 tỷ USD tiền mặt, còn Nhật và Liên minh châu Âu là từ 3 – 4 tỷ USD mỗi bên.  Ông Obama khẳng định: “Chúng tôi cam kết đầu tư 20 tỷ USD để đảm bảo an ninh lương thực, các chương trình phát triển nông nghiệp nhằm trợ giúp cuộc chiến chống đói nghèo trên toàn cầu. Điều này được bổ sung trong nguồn vốn mà chúng tôi tài trợ. Trong hội nghị chúng tôi đã được phê chuẩn tới 15 tỷ USD. Chúng tôi đã vượt qua con số đó và có thêm những cam kết chắc chắn hỗ trợ thêm 5 tỷ USD”.   

Quỹ viện trợ  báo hiệu một sự chuyển đổi có trọng tâm khi mà các quốc gia giàu có hơn từ chỗ bàng quan với việc cứu trợ lương thực đã hướng tới giúp đỡ thiết thực ngành nông nghiệp địa phương.  “Chúng tôi tin rằng mục đích của việc viện trợ không lâu nữa sẽ tạo điều kiện giúp đỡ mọi người trở nên độc lập, có thể tự cung cấp lương thực cho gia đình mình và nâng cao chất lượng cuộc sống” – Ông Obama phát biểu.  

Kanyo Nwanze –  Lãnh đạo Quỹ quốc tế Phát triển Nông nghiệp (IFAD) thuộc  tổ chức Nông Lương Liên hiệp quốc, người luôn hoan nghênh sự ra đời của quỹ viện trợ đã nói rằng kế hoạch đó tiêu biểu cho một  sự đổi thay từ việc viện trợ lương thực – giống như là phát thuốc cho đứa trẻ sau khi nó bị ốm – sang việc hỗ trợ các quốc gia khác để họ có thể tự mình sản xuất lương thực”.

Tuy vậy, một số nhóm cứu trợ lại nhận định nguồn viện trợ trực tiếp dành cho các nước nghèo nhất cần phải được duy trì. Phát ngôn viên của tổ chức Cứu trợ trẻ em bày tỏ: “Sản lượng nông nghiệp gia tăng nhiều hơn không có nghĩa là có ít người bị đói hơn. Nhiều gia đình nghèo có rất ít đất trồng và phải mua thực phẩm từ chợ để có thể sống sót”. Thủ tướng Anh Gordon Brown cho rằng đây là đòi hỏi khẩn cấp cho những hành động nhằm chống lại nạn đói hiện tại  đang bủa vây hơn một tỷ người trên khắp thế  giới.   Ông nói: “Chúng ta không thể chấp nhận được một sư thật là bây giờ con người lại bị đói trong điều kiện tốt đẹp như hiện nay”.  

Tổ chức viện trợ Oxfam ban đầu lấy làm tiếc vì đã dành hết thời gian cho châu Phi ở buổi hội nghị nhưng sau đó liền thay đổi thái độ, cho rằng G8 và các nguyên thủ khác “đã đẩy mạnh mục tiêu đầy khó khăn của họ vào hôm nay”.   Phát ngôn viên Gawain Kripke nhận định: “Phần lớn nguồn vốn này sẽ được tái sử dụng, nhưng món tiền mới  được trả trước một phần cho việc loại trừ  nạn đói”.  Bono - ngôi sao nhạc Pop  Ailen là người tham gia các chiến dịch viện trợ châu Phi dài hạn đã hưởng ứng sự đóng góp của ông Obama: “Trong tất cả các kẻ thù của nền văn minh thì nạn đói là sự ngu xuẩn và nhạo báng lớn nhất đối với chúng ta” – Trưởng nhóm nhạc U2 bày tỏ.   

Trong cuộc hội  đàm giữa các nhà lãnh đạo Phi châu và nhóm G8, cựu Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak đã đề nghị  một hạn định cho việc hoàn trả  khoản vay của các quốc gia châu Phi nhằm giúp họ khắc phục cuộc khủng hoảng kinh tế.  Ông Mubarak yêu cầu các nước giàu “sắp xếp một thời hạn tạm thời cho món nợ của các nước châu Phi và kéo dài việc chịu nợ đối với các lục địa theo một lãi suất ưu đãi”.   

Cha ông Obama là  người Kenya, và phu nhân Michelle là một hậu duệ  của những người nô lệ châu Phi. Ông đã đến Ghana vào ngày thứ Sáu trong chuyến viếng thăm đầu tiên tới các nước châu Phi thuộc tiểu vùng Sahara với  cương vị là một Tổng thống Mỹ da màu.  

Hội nghị thượng đỉnh trong 3 ngày bị chi phối bởi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và sự bất đồng về việc làm thế nào để đáp ứng các mục tiêu về khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

Ông Obama cho rằng những nền kinh tế lớn nhất thế giới đã đạt tới “sự nhất trí mang tính lịch sử” trong việc giảm bớt ô nhiễm, các quốc gia giàu có  có bổn phận phải đi đầu nêu gương, khi mà các nhà lãnh đạo trên thế giới cũng thỏa thuận chống lại bảo hộ mậu dịch.

Quyết  định tổ chức cuộc gặp cấp cao được xem như là trò đánh bạc mạo hiểm của ông Berlusconi, đặc biệt là dư chấn có thể cảm nhận được chỉ  trong những ngày trước khi nó bắt đầu. Quỹ viện trợ 15 tỷ USD trong vòng hơn 3 năm này được so sánh một cách không thiện chí với số tiền 13,4 tỷ USD mà G8 đã giải ngân vào giữa tháng 1 năm 2008 và tháng 7 năm 2009 cho an ninh lương thực toàn cầu.

Tổ  chức từ thiện Action Aid cảnh báo trong một báo cáo cuối tuần trước rằng một tỷ người đã bị chết đói trên toàn thế giới và những quyết định tại hội nghị G8 này sẽ tạo nên sự khác biệt giữa sự sống và cái chết của hàng triệu người ở các quốc gia đang phát triển. 

(Nguồn tin: AFP, Telegraph)



Dương Thúy Chinh
Báo cáo phân tích thị trường