Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Dự báo giá cuối năm 2006 và điều hành giá hàng thiết yếu 2007
26 | 09 | 2007
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12 sẽ tăng từ 0,6-1%. Như vậy, chỉ số giá tiêu dùng năm 2006 sẽ tăng ở mức 7% (năm 2005 tăng 8,4%), thấp hơn tốc độ tăng GDP, nhưng cao hơn mức dự đoán của nhiều nhà kinh tế. Dự báo từ nay đến hết năm sẽ không có nhiều biến động và sang năm 2007 - giá hàng thiết yếu được điều hành theo thị trường.

So với tháng 10, chỉ số giá tiêu dùng cả nước tháng 11 tăng 0,6%, trong đó nhóm lương thực có mức tăng cao nhất 3,8%. 11 tháng đầu năm giá tiêu dùng 11 đã tăng 6%. Trong khi lương thực tăng 11,5%, thực phẩm tăng 5,3%, các nhóm còn lại ở mức tăng 3,4-5,7%, thì bưu chính viễn thông lại giảm 2,9%.

Ở thời điểm này, giá thóc gạo đã chững lại và giảm từ 100-200 đồng/kg. Tại nhiều tỉnh phía Bắc và phía Nam, giá thịt lợn bắt đầu tăng với mức 500-1.500 đồng/kg. Giá thịt gia cầm và sản phẩm gia cầm tăng từ 2.000-4.000 đồng/kg...

Theo Tổ điều hành thị trường trong nước, hàng năm cứ theo quy luật, một số mặt hàng sẽ tăng nhẹ vào dịp cuối năm. Các chuyên gia cũng đưa ra cảnh báo, nếu giá một số vật tư quan trọng đầu vào của nhiều ngành sản xuất được điều chỉnh tăng như dự kiến bao gồm: điện, than, thép... sẽ tác động mạnh đến việc tăng giá nhiều mặt hàng. Tuy nhiên, thị trường sẽ không xảy ra biến động lớn, "sốt" giá.

Với định hướng điều hành giá năm 2007, người tiêu dùng sẽ phải chấp nhận mức giá các mặt hàng thiết yếu trong nước tăng cao hay giảm xuống tương ứng với giá của thị trường thế giới.

Tại cuộc họp Chính phủ tháng 10, Thủ tướng nhấn mạnh công tác điều hành giá phải theo nguyên tắc thị trường, song phải có bước đi, lộ trình thích hợp. Năm 2007, các mặt hàng xi măng, sắt thép, phân bón sẽ kinh doanh theo giá thị trường và Chính phủ không bù lỗ giá xăng, đồng thời giảm mạnh bù lỗ giá dầu. Giá than phải điều chỉnh sao cho không bị lỗ giá thành. Riêng than cung cấp cho phát điện sẽ từng bước điều chỉnh giá phù hợp với khả năng chấp nhận được của giá điện để tiến tới thống nhất giá bán than cho tất cả các hộ tiêu thụ than. Thực hiện lộ trình điều chỉnh hợp lý giá bán điện, không bao cấp tràn lan (đưa giá điện trong nước tiệm cận với giá quốc tế). Như vậy, với định hướng điều hành giá năm 2007, người tiêu dùng sẽ phải chấp nhận mức giá các mặt hàng thiết yếu trong nước tăng cao hay giảm xuống tương ứng với giá của thị trường thế giới.

Để đảm bảo chỉ số giá tiêu dùng năm 2007 tăng thấp hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế, Bộ Tài chính đề xuất 6 giải pháp bình ổn thị trường, trong đó nhấn mạnh đến chính sách tài khoá và tiền tệ, điều hành mặt bằng giá, đó là: cơ chế mà Nhà nước thực hiện điều hành giá bằng hệ thống những chính sách, quyết định nhằm phát huy những tác động tích cực, khắc phục những tác động tự phát của cơ chế giá thị trường như độc quyền, cạnh tranh không lành mạnh.

 



(Vinanet)
Báo cáo phân tích thị trường