Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Hướng đi mới cho làng nghề Bát Tràng
20 | 03 | 2010
Agroinfo phỏng vấn ông Lê Xuân Phổ - chủ tịch hiệp hội gốm sứ Bát Tràng (BT). (địa chỉ xóm 3 – làng Bát Tràng)

Phóng viên (p/v): Trước hết, tôi xin được thay mặt độc giả đọc báo gửi tới ông lời cám ơn vì đã cung cấp thông tin cho họ. Xin ông cho biết, hiện nay làng gốm Bát Tràng có khoảng bao nhiêu hộ và doanh nghiệp sản xuất gốm sứ ?

Ông Lê Xuân Phổ: Xã Bát Tràng có diện tích rộng 164 ha. Đặc thù của làng nghề thủ công mỹ nghệ gốm sứ BT khác nhiều làng nghề thủ công khác ở chỗ không có đất sản xuất nông nghiệp. Do đó, xã có 1800 hộ dân thì có tới gần 1000 hộ và 60 công ty, doanh nghiệp chuyên sản xuất, kinh doanh mặt hàng gốm sứ.

P/v: Thưa ông, con số gần 1000 hộ dân và 60 công ty doanh nghiệp sản xuất gốm sứ mà ông vừa nhắc tới, được tính ở thời điểm hiện tại hay là thới điểm nào khác Ông Lê Xuân Phổ: Được tính ở thời điểm hiện tại.

P/v: Vậy nếu đem so sánh với thời điểm trước khi diễn ra cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2009, con số này tăng hay giảm ?

Ông Lê Xuân Phổ: Con này rõ ràng là giảm so với thời điểm trước khi diễn ra khủng hoảng kinh tế thế giới. Ở thời điểm khủng hoảng kinh tế, nhiều hộ gia đình phải tạm đóng cửa cơ sở sản xuất vì hàng làm ra gặp rất nhiều khó khăn trong khâu tiêu thụ. Đến thời điểm này vẫn còn một số hộ gặp khó khăn trong việc đưa lò của mình hoạt động trở lại – chủ yếu là họ gặp khó khăn trong vấn đề về vốn sản xuất, và giá tư tăng cao.

P/v: Vậy trong cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, các hộ và doanh nghiệp sản xuất gốm sứ ở đây có tiếp cận được với gói kích cầu kinh tế của chính phủ không thưa ông ?

Ông Lê Xuân Phổ: Gói kích cầu kinh tế của chính phủ khi đó là rất cần thiết và kịp thời. Nhưng nó không đủ để giải quyết khó khăn cho tất cả các hộ và doanh nghiệp sản xuất gốm sứ ở đây. Theo tôi được biết thì chỉ có 40 hộ và vài ba doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn này, với số tiền là 20 tỉ.

P/v: Xin phép được hỏi thêm ông câu cuối: Theo cá nhân ông thì trong hoạt động sản xuất gốm sứ ở BT còn thiếu khâu gì để sản phẩm của làng nghề này đủ sức cạnh tranh với mặt hàng gốm sứ của các nước bạn trên thị trường trong nước và thế giới ?

Ông Lê Xuân Phổ: Theo tôi thì làng nghề còn thiếu một trung tâm thiết kế mẫu gốm sứ chuyên nghiệp. Trung tâm thiết kế mẫu đó không chỉ là nơi sáng tạo mẫu mã mà còn là nơi dự báo được trước xu hương mẫu mã, hoa văn gốm sứ của thị yếu khách hàng trong khoảng từ 2 – 3 năm tới. Bạn thử hình dung, nếu sản xuất một mẻ gốm, sứ ra mà chưa kịp tiêu thụ hết đã bị lỗi mốt rồi thì sẽ ra sao ? Chắc chắn, nhiều mẻ như vậy, cơ sở của bạn sẽ phải đóng cửa.

P/v: Một lần nữa, xin chân thành được cảm ơn ông.



Báo cáo phân tích thị trường