Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Hệ lụy của sự lỏng lẻo trong liên kết thương mại cá tra
13 | 09 | 2011
Liệu bài học này sẽ không bao giờ được tiếp thu? Cả bên tiêu thụ và sản xuất của ngành thủy sản phải hợp tác với nhau. Họ không thể hành động trong thế cô lập và hy vọng hoạt động kinh doanh của mình thành công.

Nhìn vào trường hợp của Việt Nam, với điển hình là ngành sản xuất cá tra, bài học này vẫn nguyên giá trị khi các nhà xuất khẩu phải từ chối các đặt hàng do không có đủ cá để bán. Tuy nhiên, những cơ sở thu mua cá của họ vẫn thành công trong việc buộc nông dân nuôi cá phải rời bỏ ngành, để rồi dẫn đến tình trạng thiếu nguyên liệu thô cho chế biến như hiện nay.

Các nhà nhập khẩu tại hai thị trường tiêu thụ cá tra Việt Nam lớn nhất, châu Âu và Mỹ, đang xếp hàng để nhận cá từ Việt Nam trước mùa nghỉ lễ Giáng sinh và năm mới sắp đến. Đồng thời, các nhà nhập khẩu cũng đang đặt hàng với giá cao hơn 20% so với giá đặt hồi mùa hè.

Tuy nhiên, các nhà xuất khẩu không có đủ hàng để giao do giới thương lái thu mua, dưới danh nghĩa các nhà chế biến, không chấp nhận trả theo giá chào của nông dân nuôi cá do theo đuổi mục tiêu lợi nhuận.

Tháng trước, các thương lái thu mua đã từ chối nhận cá với mức giá đã thỏa thuận trước đó, trừ khi nông dân chấp nhận mức giá thấp hơn. Đối mặt với những chi phí phát sinh nếu giữ cá, nông dân đã lựa chọn thu hoạch ao nuôi để bán cá nhưng không tiếp tục tái sản xuất.

Không có gì đáng ngạc nhiên khi những nông dân nuôi cá Việt Nam từ bỏ hoạt động sản xuất thay vì kinh doanh thua lỗ, đặc biệt là trong tình trạng chi phí tăng cao. Giá giống và thức ăn chăn nuôi tăng mạnh, đặc biệt là giá thức ăn chăn nuôi tăng 30%, đồng thời, lãi suất ngân hàng cũng tăng vọt.

Thậm chí ngay cả nếu các thương lái lập tức thay đổi chiến thuật thu mua và chào giá cao hơn cho nông dân thì lúc này các nhà chế biến – xuất khẩu cá tra Việt Nam cũng không thể có đủ cá để đáp ứng các đơn hàng trong dịp lễ Giáng sinh. Trong những năm qua, hoạt động xuất khẩu cá tra Việt Nam tăng trưởng hết sức nhanh chóng. Nhưng nông dân vẫn phải mất khoảng 6 tháng chăm sóc thì cá mới có thể đạt kích cỡ thương mại trung bình 1,5kg.

Do đó, thay vì chào một giá hợp lý hơn cho nông dân trong thời gian qua, những nhà chế biến đã nỗ lực ép giá. Giờ đây, không chỉ những nhà chế biến không có hàng để giao mà những nhà nhập khẩu, đang ráo riết thu mua cá tra, buộc phải tìm nguồn cá thịt trắng thay thế.

Tình hình ngày càng trở nên tồi tệ khi ngư dân thường ra khơi đánh bắt càng nhiều càng tốt mà không tính toán về khả năng và thị trường tiêu thụ các sản phẩm đánh bắt được, thường chịu thiệt thòi. Trong khi đó, tình hình nay đã đảo ngược khi nguồn cá nuôi cạn kiệt.

Nông dân sản xuất cũng cần lợi nhuận để duy trì cuộc sống và tái sản xuất. Giờ đây, sau nhiều năm thua lỗ, nông dân đã ngừng sản xuất và tất cả các bên trên thị trường đều thua.

Từ quan điểm của người bán, chắc chắn người bán cần một nguồn cung cá ổn định, với mức giá ổn định hơn là luôn luôn phải ráo riết tìm nguồn thay thế dồi dào.

Bộ NN&PTNT Việt Nam vừa hạ dự báo xuất khẩu thủy sản năm 2011 xuống mức 6 tỷ USD, giảm 100 triệu do so với dự đoán trước đó, một phần do tình trạng thiếu nguyên liệu.

Liệu Bộ NN&PTNT có thể đi trước và đề ra một vài nguyên tắc hoạt động cơ bản cho ngành cá tra? Nhìn lại những kinh nghiệm trong quá khứ, câu trả lời cho câu hỏi này không có gì chắc chắn. Như một nhà quan sát bình luận: “Liệu bạn có nghĩ rằng khi nông dân tiếp tục sản xuất như 2 năm trước đây và mức sản lượng hàng năm trên 1,2 triệu tấn cá tra thì liệu có thể giữ giá thị trường ở mức hợp lý hay không?”

Kim Dung AGROINFO

Theo Seafood Source


Báo cáo phân tích thị trường