Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Đổi mới khoa học công nghệ là một chiến lược dài hơi
27 | 12 | 2011
Đầu tư thêm về lao động, chứ còn tăng trưởng về khoa học công nghệ hay còn gọi là tăng trưởng thông minh thì còn rất hạn chế. Chúng ta đã có một số ghi nhận cho sự tăng trưởng thông minh này trong khoa học công nghệ như chọn tạo giống, về thâm canh sử dụng phân bón khoa học. Tuy nhiên để tăng trưởng thông minh thì còn rất nhiều vấn đề khác cần giải quyết và nếu chúng ta không giải quyết được vấn đề khoa học công nghệ thì tình trạng tăng trưởng trong ngành nông nghiệp của chúng ta trong thời gian tới sẽ còn rất nhiều khó khăn.
Phỏng vấn ông Lê Đức Thịnh - Trưởng Bộ môn Thể chế nông thôn (thuộc Viện Chính sách và Chiến lược NNPTNT - IPSARD)
Theo ông đâu là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này?
Có rất nhiều nguyên nhân và lý do khiến cho đầu tư vào khoa học công nghệ rơi vào tình trạng hạn chế. Có những lý do khách quan và chủ quan. Lý do khách quan là sản xuất nông nghiệp của nước ta còn manh mún, ngành nông nghiệp đang phát triển trên con đường manh mún, nhỏ lẻ, doanh nghiệp cũng nhỏ lẻ, và bây giờ còn có khái niệm siêu nhỏ. Chúng ta xuất phát từ nền nông nghiệp rất thủ công, chưa có những tiền đề và bước đi vững chắc từ đầu những vẫn còn rất chủ quan. Chủ quan ở đây tồn tại vấn đề về nhận thức, ngay từ khi nông nghiệp của nước ta đang tăng trưởng nhờ vào mở rộng diện tích hay cơ cấu lao động thì chúng ta đã phải nghĩ ngay đến vấn đề khoa học công nghệ nối tiếp sau và sẽ là một chặng đường dài. Khoa học công nghệ không phải chỉ là chuyện nhập khoa học công nghệ về mà là vấn đề chúng ta sang tạo khoa học công nghệ như thế nào. Nếu các bạn đi thực tế ở nông thôn thì các bạn sẽ thấy, kể cả hộ nông dân hay doanh nghiệp ở nông thôn, họ chỉ có một lần đầu tư công nghệ duy nhất là ngày đầu thành lập và khi cái khoa học công nghệ đó hết tác dụng thì họ cũng có khả năng đóng cửa, chứ có rất ít các doanh nghiệp hay hộ nông dân đổi mới khoa học công nghệ thường xuyên theo cái lợi nhuận mà công nghệ mang lại.
Nói đến thành công của đổi mới khoa học công nghệ thì chúng ta phải nhắc đến một số mối quan hệ giữa nông dân – doanh nghiệp – nhà khoa học. Ông có thể phân tích thực trạng về mối quan hệ này trong thời gian vừa qua?
Tại Việt Nam thời gian vừa qua thì hình thức liên kết này chưa đạt được thành công như mong muốn. Nguyên nhân đầu tiên là chúng ta chưa có một thị trường công nghệ thực sự, các nhà nghiên cứu thì nguồn tài trợ chính vẫn là từ Nhà nước, cũng chưa có một thị trường công nghệ được mở ra cho họ, để họ nghiên cứu và sản xuất ra những khoa học công nghệ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, ứng dụng vào ngay trong sản xuất. Nhà nước đã nhận ra những vấn đề này và mở ra một vài cơ chế mới, ví dụ như cơ chế đấu thầu, cơ chế tự chủ trong khoa học công nghệ tuy nhiên chúng ta lại vướng rất nhiều cơ chế khác, co chế về tài chính, cơ chế về quản lý với khoa học công nghệ. Tóm lại là khung pháp lý cho hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ chưa sẵn sàng tốt cho thị trường khoa học công nghệ, nhất là tại thị trường nông thôn. Thứ hai nữa là nhận thức, suy cho cùng khoa học công nghệ là thứ để chúng ta tăng khả năng cạnh tranh, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tuy nhiên trong thời gian dài, chúng ta đã dựa quá nhiều vào tăng trưởng lao động và đầu tư vào diện tích nên không có nhiều người quan tâm tới chuyện này. Thứ ba, đối với một số cơ chế chính sách hỗ trợ chúng ta đặt ra nhưng khi đưa chngs vào thực tế thì lại vướng mắc những khó khăn khác nhau. Ví dụ như chúng ta muốn hỗ trợ nông dân mua máy móc nhưng lại bắt họ mua máy trong nước, trong khi họ có quyền lựa chọn những công nghệ thích hợp với chính họ. Thêm một yếu tố chủ quan là các Viện nghiên cứu hiện nay rất hay nói về vấn đề máy của ông Hai, ông Năm lúa. Rõ ràng những nghiên cứu của các Viện này vẫn xa vời so với nhu cầu của thực tiễn. Như vậy có rất nhiều nguyên nhân khác nhau khiến cho khoa học công nghệ chưa đi vào thực tiễn.
Vấn đề hiện nay là có rất nhiều những người nông dân tự nghĩ ra các sáng chế, giải pháp hữu ích cho công việc của họ. Ông nghĩ như thế nào về việc này trong khi chúng ta đang vô cùng thiếu những máy móc và công nghệ hiện đại?
Phát triển đổi mới khoa học công nghệ có hai quá trình, quá trình nghiên cứu và quá trình thực tế sản xuất. Để có một công nghệ hiện đại, hoàn chỉnh thì cần kết hợp cả hai vấn đề trên. Phải bắt đầu từ thực tiễn sản xuất, các nhà nghiên cứu bằng những công nghệ đã có nâng tầm chúng lên thì chúng ta sẽ có một công nghệ hoàn chỉnh hơn. Nếu chỉ dựa trên một trong hai công đoạn đó, thực tiễn hay chỉ nghiên cứu thì công nghệ mới sẽ không hoàn hảo. Chúng ta vốn rất khuyến khích nâng cao công nghệ trong sản xuất nhưng không phải vì mục đích kinh doanh, xuất phát từ nhu cầu của họ nhưng các nhà nghiên cứu lại không xuất phát từ yêu cầu thực tế đó. Các nhà lý thuyết thường sa vào những vấn đề xa vời và cao sang hơn thực tiễn thì người nông dân cứ làm thôi. Cái quan trọng nhất là người ta cảm thấy phù hợp với nhu cầu thực tế của họ. Và làm thế nào chúng ta phải khuyến khích được người nông dân tham gia vào nghiên cứu, hợp với các phát minh từ kinh nghiệm, nối được vào với nhau thì chúng ta sẽ có một sản phẩm khoa học công nghệ mới hoàn chỉnh.
Chúng ta đã nói đến rất nhiều vấn đề còn tồn tại khashc quan cũng như chủ quan ảnh hưởng đến công tác đổi mới khoa học công nghệ không được như mong muốn. Theo ông, chúng ta nên có những giải pháo nào để khắc phục tình trạng này?
Việc đầu tiên là chúng ta phải thay đổi các thể chế, làm thế nào để thu hút đầu tư vào nông nghiệp nông thôn tốt lên, bởi vì không thể đầu tư công nghệ vào một hộ nông dân với chỉ 2 sào ruộng mà nó phải ở một quy mô nhất định nào đấy thì mới phát huy được tác dụng của khoa học công nghệ. Như vậy , chúng ta cần thúc đẩy quá trình tập trung vốn, tư bản, tích tụ đất đai để nâng cao quy mô sản xuất lên. Vấn đề nữa là chúng ta phải có một chiến lược rõ ràng về công nghệ, loại công nghệ nào ứng dụng với khu vực nào và đi cùng với nó là thể chế ra làm sao và công nghệ phụ trợ phát triển như thế nào để hình thành một chiến lược rõ ràng về đổi mới khoa học công nghệ, không thể cứ đưa vào rồi cho nông dân tự lựa chọn sẽ rất tổn hại cả về kinh tế và công nghệ. Chúng ta có thể thấy cái máy gặt đập liên hợp tài vùng đồng bằng sông Cửu Long thì trước khi đưa vào sử dụng, chúng tôi đã nói ròi, khi sử dụng máy gặt đập liên hợp vòa vùng đồng bằng sông Cửu Long là tất yếu, nhưng chúng ta không thể biết công nghệ nào phù hợp nên nông dân họ cứ mua máy Trung Quốc, máy Trung Quốc thì rẻ nhưng lại không tốt, hay hỏng, không có phụ tùng thay thế, như vậy được một thời gian họ lại thay đổi máy với công nghệ khác như Nhật. Nhưng để đưa một chiếc máy gặt đạp liên hợp tốt vào sản xuất thì chúng ta sẽ có nhiều vấn đề phải làm. Nếu chúng ta chọn loại khoa học công nghệ nào thì phải tổ chức sản xuất công nghệ phụ trợ theo loại đó như thiêt bị thay thế, phụ tùng thay thế và chúng ta phải có khung pháp lý về giá cả để điều chỉnh khi hoạt động đó được thực hiện, và người có máy làm thuê cho người không có máy. Tức là có rất nhiều vấn đề nhỏ lẻ để đi đến một vấn đề lớn.
Như ông vừa nói thì quy mô là một vấn đề rât quan trọng trong đổi mới công nghệ, chúng ta có quy mô sản xuất vừa và nhỏ, quy mô sản xuất lớn, nhỏ lẻ tại khu vực nông thôn. Vậy theo ông, sự khác biệt và giải pháp khi đổi mới khoa học công nghệ giữa quy mô lớn và quy mô nhỏ?
Vấn đề là chiến lược về công nghệ, nếu quy mô nhỏ thì chúng ta ưu tiên loại công nghệ nào, công nghệ sinh học sẽ tốt hơn cho quy mô nhỏ, công nghệ về cơ khí tự động hóa đương nhiện là dành cho quy mô lớn. Nhưng ngay cả khi công nghệ về cơ khi tự động hóa thì chúng ta vẫn phải xem lại như kinh nghiệm của Đài Loan, họ không cần trang trại rộng hàng chục héc-ta, họ chỉ có những trang trại 1 – 2 héc-ta với những chiếc máy phù hợp với quy mô diện tích đó. Chứ không như nước ta, cũng quy mô 1 – 2ha nhưng không có những kế hoạch cụ thể. Chiến lược công nghệ không thể chỉ dựa vào nông dân mà là sự kết hợp giữa những nhà quản lý, nhà sản xuất và kể cả các nhà đầu tư, làm thế nào để chúng ta dự báo trước được kết quả sản xuất nông nghiệp trong tương lai, từ đó xây dựng định hướng về công nghệ, từ đó các chính sách hỗ trợ phải có những chương trình dài hạn, còn quy mô chỉ là một nút thắt nhưng không có nghĩa chúng ta không có những giải pháp để thay thế.
Như vậy, vấn đề công nghệ sẽ kéo theo hàng loạt các vấn đề như lao động, vốn, quy mô thị trường. Giữa các vấn đề này thì sẽ có cách giải quyết như thế nào?
Về mặt nguyên tắc thì những điều này luôn đan chéo với nhau. Không thể có thị trường chỉ đầu tư vốn mà quên đi mặt công nghệ, chất lượng lao động lại thấp. Cho nên 3 thị trường về công nghệ, về vốn, về lao động phải kết hợp với nhau. Khi có một định hướng về khoa học công nghệ thì ngay lập tức người ta nghĩ đến vấn đề đào tạo lao động, thậm chí đào tạo ngay từ khi lao động đó còn học trong phổ thông chứ không phải đợi đế khi có công nghệ thì mới đi đào tạo, khi không thể không nhắc tới quá trình phát triển lao động.
Một vấn đề nữa là vốn. Đổi mới khoa học công nghệ là một chiến lược dài hơi. Mà doanh nghiệp nông thôn ở quy mô nhỏ lẻ thì vai trò của Nhà nước đối với vấn đề này như thế nào ?
Nếu nói về vốn thì chúng tôi đã nhiều lần nhắc đến, chúng ta phải có một hệ thống tín dụng riêng cho doanh nghiệp nhỏ lẻ vì hiện nay chúng ta đang cào bằng hệ thống tín dụng, chính vì thế, doanh nghiệp vừa và nhỏ rất khó tiếp cận nguồn vốn này so với các doanh nghiệp lớn khác. Một hồ sơ vay vốn của doanh nghiệp lớn thì đơn giản hơn rất nhiều so với doanh nghiệp nhỏ. Cái mà doanh nghiệp vừa và nhỏ cần khi vay vốn là sự tư vấn về công nghệ, về quản lý rủi ro trong quá trình đó. Đó là sự khác biệt giữa sự tiếp cận vốn của hai loại hình doanh nghiệp này. Chính vì thế, cái chúng ta cần là tạo ra một hệ thống tín dụng ổn định cho doanh nghiệp vừa và nhỏ với đặc trưng khoản vay nhỏ, kèm theo đó là tư vấn và hỗ trợ về mặt quản lý, tính khả thi của dự án. Thông qua đó, Nhà nước sẽ hỗ trợ về mặt chính sách quản lý, minh bạch về mặt tài chính, chúng ta đang cần hỗ trợ để tăng lợi nhuận cho các doanh nghiệp này. Nhà nước có thể đưa ra chi phí bù đắp cho hoạt động này.
Xin cám ơn ông !

 

AGROINFO và InfoTV



Báo cáo phân tích thị trường