Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Thuận lợi và thách thức đối với sự phát triển của nghành nông ngiệp Trung Quốc trong dài hạn (10 – 20 năm tới)
06 | 05 | 2014
“Mục tiêu 100 năm” mà Đảng và chính phủ Trung Quốc đề ra đòi hỏi phải nâng cao thêm một bước nữa vai trò của ngành nông nghiệp nước này. Trong tương lai, chiến lược phát triển thành thị & nông thôn, sáng tạo khoa học kỹ thuật nông nghiệp, hệ thống thị trường hiện đại, chính sách hỗ trợ nông nghiệp mang tính bền vững lâu dài và sự phát triển nhanh về truyền thông sẽ tạo ra những cơ hội phát triển mới cho nghành nông nghiệp Trung Quốc.

Cùng với việc thực thi chiến lược chung về phát triển thành thị và nông thôn, áp lực về nguồn cung lao động ngày càng lớn. Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp Trung Quốc cũng sẽ phải đối mặt với những thách thức như sự gia tăng số lượng dân số, sự hạn chế về môi trường tài nguyên, những rủi ro không lường trước trong nông nghiệp gia tăng, giá thành sản xuất tăng và yếu tố lợi nhuận đầu tư giảm dần..v..v.  

 
Dự  kiến trong thời gian 10 năm tới tốc độ tăng trưởng dân số trong độ tuổi lao động sẽ tiếp tục chậm lại và đến khoảng năm 2025 dân số trong độ tuổi lao động tại Trung Quốc có thể sẽ đạt đến đỉnh, xu thế giảm dần sức lao động trong nông nghiệp đòi hỏi phải nuôi sống dân số đang không ngừng gia tăng.
Bên cạnh việc tiếp tục  thực hiện các chính sách hỗ trợ lâu dài cho nông nghiệp là giá thành sản xuất tối thiểu cũng có sự gia tăng. Chính sách hỗ trợ  lâu dài đã cung cấp sự bảo đảm cho sự phát triển của ngành nông nghiệp Trung Quốc. Từ năm 2004 đến nay, Trung Quốc đã không ngừng mở rộng việc bảo hộ, hỗ trợ nông nghiệp, bước đầu thiết lập được  hệ thống chính sách hỗ trợ  nông  nghiệp tương đối hoàn thiện với bốn chính sách trợ cấp chủ yếu: (1) trợ cấp trực tiếp cho người trồng lương thực; (2) trợ cấp vật tư nông nghiệp; (3) trợ cấp mua công cụ máy móc nông nghiệp; (4) hỗ trợ giống cây trồng tốt”cho người làm nông nghiệp. 
Hiện  nay, hỗ trợ đối với người sản xuất nông nghiệp tại Trung Quốc vẫn còn ở mức tương đối  thấp so với thế giới và trong tương lai sẽ được nâng cao. Trung Quốc vẫn sẽ tiếp tục thực hiện và tăng cường các chính sách hỗ trợ nông nghiệp cần thiết. Ngành nông nghiệp cũng sẽ bước vào thời kỳ giá cả thành phẩm cao, chi phí tối thiểu cho các yếu tố như lao động và các sản phẩm mang tính nguyên liệu tăng, lợi ích tương đối trong nông nghiệp suy giảm nhất định sẽ ảnh hưởng đến sự tích cực trong sản xuất của người nông dân.
 
Bên cạnh sự phát triển cao về trình độ sản xuất là sự gia tăng rủi ro khôn lường trong ngành nông nghiệp Trung Quốc. Nhìn vào cơ chế thị trường hiện nay, có thể dự báo trong khoảng thời gian 10 năm tới Trung Quốc sẽ tiếp cận với trình độ của các nước phát triển trên thế giới, quan hệ giữa thị trường nông sản của Trung Quốc và thế giới sẽ ngày càng mật thiết và không ngừng ảnh hưởng lẫn nhau. Cùng với tiến trình này sẽ  là những rủi ro không lường trước đối với nông nghiệp Trung Quốc, bao gồm những rủi ro do tự nhiên và thị trường đem lại. 
 
Cùng với những tiến bộ về khoa học kỹ thuật nông nghiệp là sự suy giảm lợi nhuận trong đầu tư  vào các yếu tố thiết yếu đối với nông nghiệp. Sáng tạo khoa học kỹ thuật nông nghiệp sẽ cung cấp động lực phát triển lâu dài cho ngành nông nghiệp Trung Quốc. Trong thời gian 10 năm tới, nghiên cứu sáng tạo khoa học kỹ thuật nông nghiệp sẽ được tăng cường thêm một bước, sự sáng tạo đột phá về kỹ thuật nuôi trồng giống động & thực vật, kỹ thuật cao tác có chât lượng, kỹ thuật tiết kiệm nước sinh học, kỹ thuật tận dụng tuần hoàn nguồn tài nguyên có khả năng tái sinh, kỹ thuật trang bị và giám sát dự báo nông nông nghiệp..v..v. Tất cả  những yếu tố trên sẽ đem lại điểm tựa cho sự chuyển biến hình thức phát triển nông nghiệp và thực hiện sự phát triển bền vững nền nông nghiệp hiện đại. Tuy nhiên, nông nghiệp Trung Quốc cũng sẽ đối mặt với sự hạn chế là sự suy giảm lợi nhuận trong đầu tư vào các yếu tố thiết yếu đối với nông nghiệp.
 
Từ trước tới nay, việc phát triển nghành nông nghiệp ở Trung Quốc chủ yếu dựa vào việc đầu tư tài nguyên (nguồn vốn) với số lượng lớn để thúc đẩy tăng trưởng nông nghiệp. Hiện nay, mỗi năm ngành nông nghiệp Trung Quốc sử dụng hơn 58 triệu tấn phân bón hóa học, hơn 1,8 triệu tấn thuốc trừ sâu và hơn 250 triệu lao động; bình quân mỗi mẫu đất ( theo cách tính của Trung Quốc là khoảng 670m2) sử dụng 32kg phân bón hóa học, 1kg thuốc trừ sâu và 0,14 lao động, cao hơn đáng kể so với mức trung bình của thế giới. Chính vì vậy, trong vòng 10 năm tới, không gian dành cho sự đầu tư vào các yếu tố thết yếu đối với nông nghiệp kể trên sẽ vẫn còn hạn chế nhất định.
 
Cùng với việc đẩy mạnh tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa, diện tích canh tác nông nghiệp sẽ ngày càng giảm đi và đây là xu thế không thể xoay chuyển trong tương lai. Lượng nước sử dụng trong nông nghiệp chiếm trên 70% lượng nước sử dụng của toàn xã hội cho thấy hiệu quả của việc sử dụng nước thấp hơn so với các nước phát triển và trong tương lai, sự thiếu hụt nước tưới tiêu trong nông nghiệp sẽ là vấn đề nan giải. Việc khai thác tài nguyên thiên nhiên, sử dụng phân hóa học & thuốc trừ sâu một cách quá độ làm cho hiện tượngđất canh tác bị xói mòn, cát hóa, thổ nhưỡng ô nhiễm..v..v..trở lên nghiêm trọng hơn. 
Trong thời gian 10 năm tới, áp lực về sự suy giảm tài nguyên đất canh tác của Trung Quốc sẽ tương đối lớn, sự thiếu hụt về tài nguyên nước sẽ thêm một bước rõ nét, thiếu hụt nước sử dụng trong sản xuất nông nghiệp sẽ gia tăng, sự phát triển của nông nghiệp Trung Quốc chịu tác động hạn chế của môi trường tài nguyên sẽ càng trở lên rõ nét. 
 
Nguồn : Tạp chí Tin tức tầm nhìn xa (Trung Quốc)
 


Báo cáo phân tích thị trường