Theo tuyên bố của CRB, nếu nông dân không muốn bán lúa gạo thơm cho CRB thì họ vẫn có thể gửi gạo vào các nhà kho của ngân hàng. CRB, thành lập tại Battambang vào năm 2011, có các silos và nhà kho để trữ lúa, và các nhà xay xát – xuất khẩu có thể vay hoặc mua gạo từ các kho dự trữ của ngân hàng.
Theo CRB, ngân hàng cũng sẽ hợp tác với các nhà xay xát gạo, muốn dự trữ gạo thành phẩm trong ngân hàng và sử dụng làm một tài sản thế chấp cho các khoản vay. Tuy nhiên, điều khoản này chỉ áp dụng cho gạo thơm vụ mới, và phải được mua từ nông dân ở mức giá 840 Riel/kg.
Ngân hàng phát triển nông thôn (RDB) đã cung cấp một khoản nợ cho CRB để triển khai biện pháp can thiệp trực tiếp này nhằm bảo vệ nông dân. Tuy nhiên, tổng giám đốc RDB không cho biết cụ thể quy mô khoản nợ.
Tuy nhiên, về phía nông dân, họ cho biết họ đã thu hoạch và bán lúa cho các nhà xay xát bởi không có nơi dự trữ lúa do đang trong mùa mưa và nông dân không thể giữ lúa trên đồng quá lâu. Nhiều nông dân đã phải bán lúa với giá thấp hơn 800 Riel/kg. Theo Srey Chanthy, một chuyên gia ngành gạo Campuchia cho biết nếu giá lúa thơm duy trì ở mức 700 Riel/kg thì nhiều nông dân sẽ phá sản.
Nông dân phải vay nợ từ các tổ chức tín dụng vi mô, công ty phân bón và máy móc nông nghiệp để duy trì sản xuất, đồng thời, họ không có kho dự trữ và không thể tiếp cận với các silos vào mùa mưa. Cách duy nhất hiện nay là chính phủ cần triển khai ngay gói cho vay khẩn cấp thông qua Liên đoàn gạo Campuchia từ 20 – 30 triệu USD cho các nhà xay xát và xuất khẩu để thu mua lúa cho chế biến.
Theo Khmer Times