Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Tạo dựng Thương hiệu cho sản phẩm
13 | 08 | 2007
Công ty TNHH Thế Hệ mới từ năm 2003 đã tiến hành xây dựng Thương hiệu chè Cozy, Corona, Vân Tiên cho các sản phẩm của mình, đến nay qua 3 năm kinh doanh đã khẳng định được vị trí trên thị trường. Chúng tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm về xây dựng thương hiệu với quý vị.

1. Sự cần thiết xây dựng Thương hiệu cho sản phẩm chè

- Xây dựng Thương hiệu riêng là cách tiếp cận tốt nhất của nhà sản xuất với người tiêu dùng.

- Một sản phẩm có Thương hiệu sẽ giứp chúng ta ổn định và phát triển doanh số bán hàng, tạo lợi nhuận cho doanh nghiệp.

- Thương hiệu còn là cam kết của nhà sản xuất đối với chất lượng sản phẩm .

- Thương hiệu giúp chúng ta gia tăng được giá trị sản phẩm..

Còn rất nhiều lý do khác nữa để chúng ta khẳng định rằng tạo dựng Thương hiệu riêng cho sản phẩm của chúng ta là cần thiết. Điều chúng ta bàn ở đây là phải làm gì để xây dựng thành công một Thương hiệu chè. Theo tôi phải có điều kiện cơ bản sau:

+ Chúng ta phải cam kết trung thành với người tiêu dùng. Nếu chỉ một lúc nào đó chúng ta không quan tâm đến quyền lợi của người tiêu dùng chúng ta sẽ đánh  mất Thương hiệu của chính mình.

+ Quy trình sản xuất phải được tiêu chuẩn hóa đảm bảo chất lượng sản phẩm ổn định.

+ Phải tạo ra được sự khác biệt giữa Thương hiệu của mình với các thương hiệu khác. Nếu không có sự khác biệt thì thương hiệu của chúng ta sẽ nhanh chóng bị đào thải khỏi thị trường.

+ Phải có hệ thống phân phối đủ mạnh và phải có tiềm lực tài chính đủ mạnh để chi trả cho việc xúc tiến bán hàng và quảng bá Thương hiệu.

2. Các hình thức tạo dựng Thương hiệu đối với sản phẩm chè

+ Đóng gói chè trong bao gói nhỏ có tên tuổi riêng

+ Xây dựng các “Danh trà” , “Nhà chè” nơi đó bán chè rời dưới tên tuổi của mình.(mô hình ở Bảo Lộc hoặc hàng Điếu)

3. Các kho khăn trong việc xây dựng thương hiệu

+ Tập quán tiêu dùng , mua bán của người Việt Nam còn sơ khai. Chủ yếu mua chè qua mạng bán rong, bán trong các túi nilon buộc chung, qua người quen tại vùng trồng chè... ít ra siêu thị, cửa hàng để mua chè.

+ Bị tâm lý từ thời bao cấp: cho rằng chè đóng gói nhỏ là cũ, không ngon...

+ Mức thu nhập cua đại đa số người dân còn thấp, nên không sẵn sàng mua chè đóng gói sẵn. Một số tâm lý cho rằng mua chè đóng gói sẵn là bỏ tiền ra mua bao bì.

+ Người tiêu dùng chưa có ý thức về nguồn gốc cây chè, về diều kiện an toàn thực phẩm

+ Chè bị cạnh tranh mạnh từ các nước uống khác như: Cà phê, cô ca, và hàng loạt các loại nước uống có ga khác

+ Một số hãng đa quốc gia như Lipton, Dihma đã và đang xúc tiến quảng bá phân phối rất mạnh tại Việt nam

+ Người Việt Nam gọi chè đen là chè Lipton, gọi chè đen hương hoa ủa là chè Dihma. Những hãng vào sau phải xóa được ấn tượng của người tiêu dùng, điều này không phải dễ

 



Đoàn Anh Tuân – Giám đốc Công ty TNHH Thế Hệ Mới
Báo cáo phân tích thị trường