Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Tin vắn ngành thịt, thủy sản ngày 23/12
23 | 12 | 2016
Sản lượng tôm Thái Lan tiếp tục tăng sau khi phục hồi từ EMS. Philippines cấm gia cần từ Hà Lan, Đức, và Nhật Bản. Thị trường thiết bị chế biến thịt sẽ đạt 14,59 tỷ USD đến năm 2022. Masan phát hành 300 triệu USD trái phiếu không chuyển đổi cho các nhà đầu tư nước ngoài

Sản lượng tôm Thái Lan tiếp tục tăng sau khi phục hồi từ EMS

Hơn 50% trại nuôi tôm của Thái Lan đã ứng dụng các chiến lược quản lý sản xuất tốt hơn và thành công trong khống chế dịch tôm chết sớm (EMS), giúp tăng sản lượng tôm của nước này. Theo ông Somchai Lerkpoke, thư ký hiệp hội tôm Thái Lan, sản lượng tôm nước này dự kiến đạt 300.000 tấn trong năm 2016, tăng 15% so với sản lượng 260.000 tấn trong năm 2015. “Nhờ có EMS buộc Thái Lan phải cải thiện quản lý sản xuất, hiện chỉ còn những nông dân sản xuất chuyên nghiệp có thể xoay xở vượt qua thách thức này”. Quản lý sản xuất tốt hơn được ứng dụng từ khâu chọn tôm giống tới cải thiện cấu trúc sản xuất và hệ thống làm sạch. Theo ông Somsak Paneetatyasai, chủ tịch hiệp hội tôm Thái Lan, ngành tôm nước này có triển vọng tích cực và sản lượng tôm dự kiến vượt 350.000 tấn trong năm 2017.

Philippines cấm gia cần từ Hà Lan, Đức, và Nhật Bản

Philippines sẽ tạm thời cấm nhập khẩu tôm từ Hà Lan, Đức và Nhật Bản sau khi những nước này thông báo về các đợt bùng phát dịch cúm gia cầm lây lan cao. Lệnh cấm bao gồm thịt gia cầm, gà già nhưng không áp dụng cho các sản phẩm đã được chế biến nóng. Thịt gia cầm đông lạnh với ngày giết mổ/chế biến trong vòng 21 ngày trước khi các đợt bùng phát diễn ra được cho phép nhập khẩu vào Philippines nhưng phải tuân thủ các quy định kiểm dịch thú y. Theo Cơ quan thú y nước này, Hà Lan và Đức là hai nhà cung cấp lớn thứ 2 và thứ 5 các sản phẩm gia cầm cho Philippines. Tính đến cuối tháng 10/2016, Philippines đã nhập khẩu hơn 41.000 tấn thịt gà từ Hà Lan và gần 12.000 tấn từ Đức.

Thị trường thiết bị chế biến thịt sẽ đạt 14,59 tỷ USD đến năm 2022

Thị trường thiết bị chế biến thịt ước đạt 9,63 tỷ USD trong năm 2016, được dự đoán có tốc độ tăng trưởng gộp 7,03%/năm và đạt 14,59 tỷ USD đến năm 2022. Theo Fast Market Research, thị trường này chủ yếu tích lũy động lực từ các yếu tố như nhu cầu ngày càng tăng đối với các sản phẩm thịt chế biến và tăng cường các quy định an toàn tạo ra nhu cầu sử dụng các thiết bị tinh vi. Về phân loại, thị trường chế biến thịt dẫn đầu bởi thiết bị xông khói, theo sau là thiết bị nhồi và giần thịt. Châu Á Thái Bình Dương được dự báo là thị trường tăng trưởng nhanh nhất trong 5 năm tới do tỷ trọng ứng dụng thiết bị chế biến thịt trong chế biến thực phẩm tăng cao. Trung Quốc được dự báo sẽ dẫn đàu thị trường thiết bị chế biến thịt tại châu Á Thái Bình Dương.

Masan phát hành 300 triệu USD trái phiếu không chuyển đổi cho các nhà đầu tư nước ngoài

Tập đoàn Masan gần đây đã nhận được phê chuẩn phát hành trái phiếu không chuyển đổi trên thị trường quốc tế trị giá 300 triệu USD cho các nhà đầu tư nước ngoài. Giá trị mỗi trái phiếu là 1.000 USD với thời hạn từ 5 – 10 năm. Sau khi phát hành các trái phiếu này sẽ được niêm yết trên sàn chứng khoán Singapore. Tập đoàn Masan là một trong những tập đoàn kinh doanh tư nhân lớn nhất Việt Nam, tập trung vào mảng tiêu dùng và các nguồn lực. Tập đoàn Masan đã thành lập Masan Consumer Holdings với vai trò như một nền tảng để khai thác thêm các cơ hội trong phân khúc tiêu dùng Việt Nam, vận hành 3 mảng kinh doanh chính là thực phẩm, đồ uống và protein động vật.

Theo Asian Agribiz



Gappingworld
Báo cáo phân tích thị trường