Bộ trưởng Thương mại Thái Lan Apiradi Tantraporn cho biết Bộ này đã đặt ra chiến lược nhằm thúc đẩy marketing các loại thảo mộc Thái Lan thông qua liên kết với các ngành sản xuất khác, như spa, thực phẩm, thuốc và mỹ phẩm, bởi các loại thảo mộc được phối trộn và ứng dụng trong các lĩnh vực này. “Chúng tôi có kế hoạch thúc đẩy thảo mộc hữu cơ Thái Lan. Chúng tôi đã có thể tăng cường vị thế trên thị trường thế giới bởi nhu cầu cao đối với các loại thảo mộc hữu cơ, do mọi người ngày càng nhận thức cao hơn về sức khỏe. Nếu chúng tôi có thể thâm nhập vào thị trường này thì có thể giúp giá các loại thảo mộc Thái tăng lên”, bà Apiradi phát biểu.
Trước dự án xúc tiến xuất khẩu thảo mộc này, Bộ Thương mại đã giao cho Trung tâm nghiên cứu Ngoại thương (CITS) của Đại học Phòng Thương mại Thái Lan làm nghiên cứu về cách gia tăng giá trị cho xuất khẩu thảo mộc Thái Lan, nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế để kinh doanh trên các thị trường quốc tế.
Nghiên cứu của CITS chỉ ra thị trường thảo mộc toàn cầu có giá trị khoảng 114 tỷ USD hàng năm. Thái Lan, mặc dù là nước sản xuất lớn các loại thảo mộc châu Á, lại không hai thác được thị trường rộng lớn này do các kế hoạch marketing that bại, khi các nhà xuất khẩu Thái Lan chủ yếu bán các loại thảo mộc ở dạng hàng hóa sấy khô thông thường, vốn chỉ có giá trị 30 triệu USD hàng năm.
Bà Apiradi cho biết Bộ sẽ bắt đầu xúc tiến 4 loại thảo mộc đầu tiên – nghệ, rau má mơ châu Á, phai, gừng Trung Quốc – do nghiên cứu cho thấy các loại thảo mộc này được sử dụng rộng rãi trong thực phẩm, thuốc và mỹ phẩm, giúp tiếp cận người tiêu dùng dễ dàng hơn. “Chúng tôi sẽ thúc đẩy nông dân trồng thêm nhiều loại thảo mộc cũng như bắt đầu kế hoạch xúc tiến xuất khẩu để hỗ trợ nông dân”. Bà cho biết thêm các đại diện thương mại Thái Lan tại các nước sẽ nghiên cứu quy định và tiêu chuẩn tại các nước sở tại này để giúp xuất khẩu thảo mộc Thái Lan diễn ra thuận lợi và thâm nhập an toàn vào các thị trường khác.
Bộ Thương mại Thái Lan sẽ bắt đầu kế hoạch marketing thảo mộc trước tiên tại Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam do người tiêu dùng tại các nước này quen thuộc với thảo mộc châu Á. Sau đó, kế hoạch sẽ mở rộng sang các nước khác, bao gồm EU và Mỹ – nơi nhiều người quan tâm tới sức khỏe và ngày càng ưa chuộng các sản phẩm hữu cơ.
Theo Bangkok Post (gappingworld.com)