Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Các chính sách lao động làm khó ngành tôm Thái Lan
10 | 11 | 2017
Nhiều trung tâm sơ chế tôm tại Thái Lan gần đây đang đối mặt với chính sách lao động mới, hệ quả là các nhà chế biến tôm Thái Lan đang gặp nhiều khó khăn đáp ứng nhu cầu lao động, theo CEO Siam Canadian Jim Gulkin cho biết.

Ngành tôm Thái Lan đã gặp rất nhiều áp lực trong năm 2015 và 2016 khi báo cáo của AP về lao động nô lệ và trẻ em trong ngành chế biến tôm nước này được cho là diễn ra phổ biến. Để giải quyết tình hình, Thái Lan đã đi đến quyết định đóng cửa hàng loạt các cơ sở sơ chế bóc vỏ không được quản lý – những chủ lao động chính của lao động nô lệ và trẻ em – mà từ đó, các nhà đóng gói – xuất khẩu tôm Thái Lan vẫn thu mua nguồn nguyên liệu thô. “Với công đoạn sơ chế bóc vỏ đang bị trống và phần lớn các nhà máy đang phải tự thực hiện toàn bộ công đoạn tiền chế biến, nhu cầu đối với lao động trong các nhà máy đang tăng lên”, ông Gulkin cho biết. Siam Canadian thu mua tôm trên toàn châu Á và một số khu vực khác. “Đồng thời, các quy định mới của chính phủ về lao động nhập cư và các tổ chức môi giới lao động cũng đang thắt chặt, dẫn tới tình trạng thiếu trầm trọng lao động nhập cư”.

Nhiều nhà máy đóng gói đang phụ thuộc vào lao động từ Myanmar nhưng sau hàng loạt những phát giác về lượng lớn lao động nhập cư bị mua bán vào Thái Lan bởi các tổ chức môi giới tước đi hộ chiếu và phí, chính phủ Thái Lan đang nỗ lực làm trong sạch chuỗi cung ứng lao động.

Do thiếu lao động, nhiều nhà chế biến Thái Lan đang phải từ chối một số đơn đặt hàng cho các sản phẩm thâm dụng lao động trong năm 2017 như tôm cỡ nhỏ hơn, tôm xếp vòng và một số sản phẩm giá trị gia tăng khác.

Tuy vậy, tình hìn này có thể không áp dụng với trường hợp của Thai Union Group, vốn trước đó đã khép kín toàn bộ quy trình sơ chế bóc vỏ tôm. Tuyển dụng 1.200 lao động bổ sung là một bước đi lớn, bền vững và cần thiết, theo giám đốc Thai Union Group Anthony Lazazzara gần đây phát biểu.

“Nhìn chung, ngành tôm Thái Lan sẽ tiếp tục gặp khó khăn và cạnh tranh từ các nước xuất khẩu khác sẽ đe dọa thị phần của Thái Lan”, ông Gulkin nhận định. Việt Nam đang có những nỗ lực đặc biệt để tăng giá trị, với mục tiêu tận dụng giai đoạn khó khăn của Thái Lan do dịch bệnh tôm chết sớm và nguồn cung nguyên liệu thô giảm. “May mắn là Thái Lan đang có nguồn tôm cỡ lớn dồi dào trong năm 2017 do nông dân đang tập trung nuôi tôm cỡ lớn”.

Động thái sản xuất này của Thái Lan diễn ra khi thị trường toàn cầu đang chuyển dịch sang tôm cỡ nhỏ hơn, theo báo cáo của Undercurrent News trong hội nghị GOAL 2017 tổ chức tại Dublin, Ireland. Năm 2017, khoảng 2/3 sản lượng tôm nuôi toàn cầu được cho là sẽ có kích cỡ từ 40 con/kg trở xuống; so với tỷ lệ chỉ khoảng 50% cỡ tôm này được sản xuât trong năm 2010. “CÁc yếu tố cơ bản trên thị trường vẫn đang trong trạng thái tích cực và phần lớn đều tin rằng sản xuât sẽ tăng trong những năm tới và cho phép Thái Lan trở lại cuộc đua thị phần”, ông Gulkin nhận định. Ông tin rằng tính hiệu quả của ngành tôm Thái Lan có thể duy trì một số lợi thế nhất định cho nước này.

Sản lượng tôm của Thái Lan được dự báo không tăng đáng kể trong năm 2017 và ông Gulkin dự báo sản lượng dao động từ 305.000 – 315.000 tấn.

Các kết quả khảo sát tại GOAL cho thấy các nhà sản xuất tôm Thái Lan dự báo sản lượng tôm năm 2017 là 320.000 tấn. Họ dự báo sản lượng tôm sẽ tăng lên 340.000 tấn năm 2018 và lên 350.000 tấn năm 2019.

Ông Gulkin cũng cho rằng ngành tôm toàn cầu đang nín thờ chờ đợi quyết định từ EU về việc liệu khối này có ra quyết định nghiêm khắc đối với nhập khẩu tôm từ Ấn Độ hay không. “Nếu lệnh cấm hoặc các biện pháp hạn chế ngặt nghèo được đưa ra, xuất khẩu tôm Ấn Độ vào eU sẽ giảm mạnh và tạo nên một hiệu ứng domino lên ngành tôm toàn cầu”.

Theo Undercurrent News (gappingworld.com)



Báo cáo phân tích thị trường