Với nguồn cung dồi dào các vườn trồng cọ và cao su, những nhà chế biến gỗ đang tìm cách sử dụng gỗ cọ và gỗ cao su để sản xuất gỗ dán, gỗ ép và pa-nô. “Chúng tôi có diện tích trồng cọ và cao su tương đối lớn. Hiện khoảng 80% xuất khẩu nội thất của chúng tôi đến từ gỗ cao su. Tương lai của ngành trồng trọt này được đảm bảo”, ông Datuk Dr Jalaluddin Harun cho biết.
Malaysia có gần 1,1 triệu ha trồng cao su tại các bang để duy trì nhu cầu đối với gỗ cho các doanh nghiệp chế biến gỗ. “Chúng tôi cũng có khoảng 5,7 triệu ha trồng cọ. Các bang này đang trong quá trình tái canh sau 25 năm khai thác. Chúng tôi có khoảng 80.000 – 100.000ha diện tích cọ sẵn sàng cho thu hoạch gỗ và tái canh hàng năm”. Hiện Malaysia có 5 nhà máy sản xuát gỗ dán, gỗ ép và gỗ mềm làm từ thân cây cọ.
Ông Jalaluddin cho biết Cơ quan Lâm nghiệp quốc gia cũng đang thúc đẩy tái canh các vườn cọ và cao su. “Chúng tôi đang nỗ lực vì sự phát triển bền vững trong tương lai. Ví dụ, chúng tôi trồng Acacia mangium với diện tích hơn 300.000ha tại Sabah, Sarawak và bán đảo Malaysia”.
Malaysia là nước xuất khẩu gỗ nội thất lớn thứ 8 thế giới với Nhật Bản là thị trường lớn nhất cho xuất khẩu gỗ, tiếp theo là Mỹ, EU, Ấn Độ và Úc. MTIB cũng khuyến khích nhập khẩu nguyên liệu thô từ Bắc Mỹ, châu Âu, châu Phi và Nam Mỹ để gia tăng giá trị cho chuỗi giá trị sản xuất nội thất của Malaysia. Các thành phẩm sẽ được xuất khẩu với mức giá cao hơn.
Một chuyên gia gỗ nôi địa cho biết Malaysia đang đi theo hướng tập trung vào phân khúc hạ nguồn trong chuỗi giá trị. “Chúng tôi đang tăng giá trị như chế biến gỗ thành các bộ phận sản phẩm nội thất, sản xuất các sản phẩm như sàn gỗ, pa nô tường”.
Nhà phân tích ngành trồng trọt tại Affin Hwang Capital là Nadia Aquidah cho rằng tình trạng khan hiếm nguồn cung gỗ toàn cầu do nguồn cung gỗ tròn từ nguồn rừng tự nhiên suy giảm. “Thị trường thế giới đang thiếu gỗ tròn và nhu cầu đối với gỗ dán tiếp tục duy trì ổn định”.
Theo ANRPC (gappingworld.com)