Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Luật và quy định về nhập khẩu thủy sản vào Nhật Bản: Luật Vệ sinh an toàn thực phẩm và Luật Hải quan
08 | 03 | 2021
Việc nhập khẩu thủy sản tươi sống và chế biến vào Nhật Bản phải tuân theo các quy định của các luật như Luật Ngoại hối và Ngoại thương, Luật Vệ sinh an toàn thực phẩm, Luật Hải quan.

Theo Kinh tế và tiêu dùng

Luật Vệ sinh an toàn thực phẩm

Theo Thông báo số 370 của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi về "Tiêu chuẩn và tiêu chí cho thực phẩm và chất phụ gia" ban hành theo Luật Vệ sinh an toàn thực phẩm, và các tiêu chuẩn về dư lượng kháng sinh... (gồm chất phụ gia thực phẩm và thuốc cho động vật), thủy sản tươi sống và chế biến là đối tượng phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, được kiểm tra theo loại và tính chất của nguyên liệu thô, kiểm tra theo loại và hàm lượng chất phụ gia, dư lượng kháng sinh...

Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản cho biết, lệnh cấm nhập khẩu thực phẩm có thể được ban hành nếu trong sản phẩm sử dụng chất phụ gia bị cấm, hay dư lượng kháng sinh vượt qua mức độ cho phép

Thủy sản tươi sống và chế biến nên được kiểm tra tại nơi sản xuất trước khi tiến hành nhập khẩu. Nếu việc sử dụng chất phụ gia hay dư lượng chất kháng sinh vượt quá giới hạn theo tiêu chuẩn Nhật Bản, cần đưa ra các hướng dẫn xử lý phù hợp tiếp theo cho doanh nghiệp xuất khẩu.

Cho đến năm 2006, các tiêu chuẩn về dư lượng kháng sinh được áp dụng theo nguyên tắc "chọn - bỏ", theo đó một chất kháng sinh sẽ không bị kiểm soát dư lượng nếu không có quy định cụ thể áp dụng cho chất đó. 

Tuy nhiên, luật sửa đổi sau đó đã áp dụng nguyên tắc "chọn - cho", theo đó một sản phẩm sẽ bị cấm lưu thông phân phối nếu có chứa một mức độ nhất định dư lượng kháng sinh, ngay cả khi không có quy định cụ thể nào áp dụng cho chất kháng sinh đó. 

Nguyên tắc "chọn - cho" được áp dụng với mọi loại thực phẩm, bao gồm thủy sản kể cả tự nhiên hay nuôi trồng.

Kể từ năm 2011, trong số các loại thủy sản là đối tượng chịu kiểm tra bắt buộc theo yêu cầu của Bộ trưởng Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi (kiểm tra mọi lô hàng đối với những thực phẩm có nguy cơ cao vi phạm Luật Vệ sinh an toàn thực phẩm), các mặt hàng là đối tượng chịu kiểm tra bắt buộc không kể đến xuất xứ bao gồm trứng cá hồi và cá nóc. 

Ngoài ra, tôm và tôm thương phẩm nuôi trồng từ Thái Lan (kiểm tra dư lượng axit oxolinic), tôm và tôm thương phẩm Việt Nam (chloramphenicol, nitrofurans...) cũng là đối tượng chịu kiểm tra bắt buộc.

Giới hạn tối đa áp dụng là 0,002 ppm đối với fenitrothio; 0,01 ppm đối với axit oxolinic, acetochlor và triazophos; và cấm sử dụng nitrofurans và chloramphenicol trong sản phẩm thủy sản.

Luật Hải quan

Luật Hải quan cấm việc nhập khẩu các lô hàng được ghi sai nhãn hoặc gây khó hiểu về nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa.



Theo kinh tế và tiêu dùng
Báo cáo phân tích thị trường