Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Bốn nguyên nhân của nhập siêu
03 | 01 | 2008
Tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam năm 2007 ước đạt 59 tỷ USD, tăng 31% so với năm 2006.Trong đó doanh nghiệp có vốn trong nước nhập khẩu 38 tỷ USD, tăng 33,8% và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhập khẩu 21 tỷ USD, tăng 27,4%.

Theo kết quả cuộc bỏ phiếu diễn ra ở phiên họp Đại hội đồng LHQ ngày 16/10/2007 tại trụ sở LHQ ở New York, có 183 trên tổng số 190 quốc gia thành viên Đại hội đồng LHQ có mặt đã ủng hộ VN vào vị trí thành viên không thường trực HĐBA. Kết quả này tương đương tỉ lệ ủng hộ lên đến hơn 96%, vượt xa mức 2/3 theo qui định LHQ. Trên lý thuyết, với 190 nước bỏ phiếu, VN chỉ cần 127 phiếu thuận là đã được bầu chọn.

 

Việc VN đảm nhận vị trí này trước hết thể hiện sự tin tưởng của thế giới đối với một nước VN ổn định, hòa bình, phát triển và một vị thế đối ngoại mới của đất nước. Đây còn là kết quả của nỗ lực không mệt mỏi của VN trong việc tham gia tích cực vào nhiều vấn đề quốc tế trong hơn hai thập kỷ qua. Trả lời báo chí ngay sau khi VN được bầu vào Ủy viên không thường trực HĐBA, Thủ tưởng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ, Ủy viên không thường trực có trách nhiệm tham gia đầy đủ vào quá trình kiến tạo, xây dựng những quyết định quan trọng của HĐBA liên quan đến các vấn đề hòa bình và an ninh quan trọng hàng đầu của các khu vực và thế giới. Để hoàn thành tốt trọng trách này, VN sẽ luôn quán triệt tôn chỉ, mục đích, các nguyên tắc của Hiến chương LHQ, luật pháp quốc tế, đồng thời tích cực tham vấn, hợp tác chặt chẽ với các ủy viên khác trong HĐBA để có thể đưa ra những quyết sách kịp thời và phù hợp, vì lợi ích chính đáng của tất cả các nước thành viên LHQ.

Rõ ràng, trong một thế giới đầy bất ổn như hiện nay với nhiều điểm nóng an ninh tồn tại ở khắp các châu lục, và nhiều vấn đề toàn cầu nảy sinh như chống khủng bố đến vấn đề phòng chống HIV, trái đất nóng lên... thì vai trò và vị trí của HĐBA LHQ ngày càng tăng lên. Thế giới đang trông chờ vào một HĐBA LHQ quyết liệt hơn và hiệu quả hơn trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu. Giáo sư Học viện Quốc phòng New South Wales (Austraylia) Carlyle Thayer cho rằng, thách thức lớn nhất cho VN sẽ là làm thế nào hòa hợp được các giá trị của chủ quyền quốc gia, “tính không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước” với nghĩa vụ của một thành viên HĐBA để can thiệp vào các cuộc tranh cãi giữa các nước đang là thách thức cho hòa bình và an ninh thế giới. VN có trách nhiệm tự tìm hiểu về nhiều vấn đề được đặt ra và phải bỏ phiếu cho mỗi vấn đề. Điều này đồng nghĩa, VN sẽ không thể tiếp tục yên lặng hay ngồi im phòng thủ trước nhiều vấn đề mà có thể phải tham gia vào trung tâm những cuộc tranh cãi quốc tế. Điều này cũng sẽ đặt VN vào một tình huống khó khăn khi các cường quốc có khoảng cách.

Mặc dù những thách thức là không nhỏ. Nhưng vấn đề ở đây là khả năng biến những thách thức thành cơ hội để đất nước Việt Nam ngày càng cường thịnh, tiếng nói của VN thêm sức nặng. Bởi ngay từ năm nay, VN sẽ đạt được uy tín quốc tế cao hơn. Bởi VN sẽ được vận động để bỏ lá phiếu của mình cho những vấn đề quan trọng trước HĐBA. Chúng ta đều biết, quyết định của HĐBA mang tính ràng buộc pháp lý đối với tất cả các nước thành viên của LHQ. Do đó, ở một mức độ nhất định, VN có thNhập siêu của Việt Nam năm 2007 đã tăng trên 70% so với năm 2006.

Những mặt hàng nhập khẩu chủ yếu có trị giá tăng cao so với năm 2006 gồm ôtô nguyên chiếc, linh kiện ô tô, thép, phôi thép, phân bón, chất dẻo nguyên liệu, sợi các loại, máy móc thiết bị phụ tùng, tân dược, điện tử, máy tính và linh kiện, vải, dầu mỡ động thực vật, sản phẩm hoá chất, gỗ và nguyên liệu, sữa, thức ăn gia súc và nguyên liệu.

Các mặt hàng nhập khẩu có kim ngạch lớn thuộc nhóm nguyên nhiên vật liệu, phụ liệu (không kể xăng dầu) và chiếm 58% tỷ trọng tổng kim ngạch nhập khẩu. Về thị trường nhập khẩu, do cùng cơ cấu mặt hàng xuất khẩu (nông sản, tiêu dùng, dệt may, da) với các nước trong khu vực và sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam thấp nên mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu sang các nước châu Á chưa theo kịp tốc độ tăng trưởng nhập khẩu từ các nước này.

Mức nhập siêu cao đặc biệt từ Trung Quốc - 6,8 tỷ USD, Đài Loan - 4,4 tỷ USD và Hàn Quốc - 3,2 tỷ USD (10 tháng đầu năm 2007).

Ngoài ra, lợi thế về vận tải, giá cả và tính phù hợp nên đa số nguyên nhiên phụ liệu và vật tư phục vụ sản xuất trong nước và xuất khẩu như nguyên phụ liệu dệt may, da giày, phôi thép, xăng dầu, máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất và gia công hàng xuất khẩu được nhập chủ yếu từ các nền kinh tế trong khu vực, đứng đầu là Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Thái Lan. Nhập khẩu từ các khu vực phát triển như Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU chủ yếu là một số máy móc thiết bị công nghệ nguồn, một số nguyên vật liệu phụ trợ.

Bộ Công Thương đã nêu ra 4 nguyên nhân khiến cho mức nhập siêu của cả năm 2007 tăng trên 70% so với năm 2006 (12,7%).

Thứ nhất là do nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng cao và đầu tư nước ngoài tăng mạnh. Ngoài ra, việc nhập khẩu máy móc thiết bị và nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất cho các công trình trọng điểm quốc gia cũng ở mức cao như máy bay, máy móc cho tổ hợp khí điện đạm Cà Mau, thiết bị dầu khí, thiết bị cho các nhà máy xi măng, đóng tàu.

Thứ hai là do giá và lượng một số mặt hàng nguyên nhiên vật liệu nhập khẩu tăng (giá thép thành phẩm tăng bình quân 93 USD/ tấn, phôi thép tăng 105 USD/ tấn, phân bón tăng 21 USD/ tấn, chất dẻo tăng 144 USD/ tấn, sợi các loại tăng 151 USD/ tấn, kim loại thường khác tăng 469 USD/ tấn).

Lượng nhập khẩu một số mặt hàng cũng tăng đáng kể như xăng dầu tăng 8%, thép thành phẩm tăng 35,6%, phân bón tăng 12,2%, sợi các loại tăng 26,8%... Nhìn chung, trị giá kim ngạch nhập khẩu tăng đều tập trung vào các mặt hàng nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất và xuất khẩu. Tổng giá trị tăng thêm do giá và lượng ước tính khoảng 7,5 tỷ USD.

Thứ ba là do tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thấp hơn tốc độ tăng nhập khẩu. Kim ngạch xuất khẩu năm 2007 tăng 20,5% so với năm 2006 được đánh giá là tốt nhưng mức tăng vẫn thấp hơn so với mức tăng của cùng kỳ 2006 là 22,8%. Nguyên nhân là do khối lượng và trị giá xuất khẩu của một số mặt hàng chủ lực đã có xu hướng chững lại và thậm chí giảm dần do những hạn chế mang tính cơ cấu như diện tích có hạn, năng suất có hạn, thời tiết không thuận lợi, yêu cầu bảo vệ môi trường sinh thái.

Thứ tư là do ảnh hưởng của việc cắt giảm thuế và nhu cầu tiêu dùng, sức mua trong nước tăng cao đối với hàng hoá nhập khẩu trong năm 2007 cũng đã góp phần làm cho kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng như nguyên liệu dệt may, giày dép, ô tô và linh kiện ô tô, điện tử, nông sản thực phẩm... tăng. Ngoài các nước ASEAN, Việt Nam cũng nhập siêu lớn từ các nền kinh tế châu Á, đứng đầu là Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan và Ấn Độ.

Các mặt hàng nhập siêu như nguyên phụ liệu dệt may, da giày, xăng dầu, hoá chất, phân bón, sắt thép, máy móc thiết bị phụ tùng đều là nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường khác. Một thực tế là nhập siêu ở thị trường này sẽ tạo ra xuất siêu vào các thị trường khác và trong một số trường hợp góp phần thu hẹp tổng giá trị nhập siêu của các thị trường.

Mặc dù Việt Nam đã thực hiện cắt giảm thuế nhiều mặt hàng, nhưng nhập khẩu hàng tiêu dùng chỉ tăng với giá trị tuyệt đối nhỏ, chiếm tỷ trọng thấp trong tổng kim ngạch nhập khẩu do đa số các mặt hàng tiêu dùng phổ thông đã được sản xuất trong nước, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng. Lượng hàng tiêu dùng nhập khẩu khoảng 2 tỷ USD, chiếm tỷ trọng trên 3% kim ngạch nhập khẩu.


 



Theo vneconomy.vn
Báo cáo phân tích thị trường