Theo tin trên báo SGGP, nhóm nghiên cứu do bác sĩ Nguyễn Thu Ngọc Diệp đứng đầu đã tiến hành điều tra tình hình sử dụng hàn the trong thực phẩm tại TPHCM từ năm 2003 đến tháng 6/2006.
Mẫu thực phẩm được lấy từ các chợ, quán ăn, xe bán bánh mì thịt dọc đường ở các quận nội thành, chủ yếu là chả lụa và mì sợi tươi.
Trong 19 mẫu chả lụa được kiểm nghiệm thì có tới 16 mẫu “nhiễm” hàn the, chiếm 84,2%.
Về thực phẩm nhiễm vi sinh, một nghiên cứu khác do GS.TS Nguyễn Thị Kê và các cộng sự thuộc Viện Vệ sinh Y tế công cộng TP.HCM tiến hành từ năm 2004 đến tháng 6/2006.
Trong 2,5 năm, nhóm nghiên cứu đã kiểm nghiệm 6.255 mẫu thực phẩm từ các cơ sở gửi lên và 776 mẫu lấy ngẫu nhiên trên thị trường.
Từ năm 2004 đến tháng 6/2006, GS.TS Nguyễn Thị Kê và các cộng sự đã kiểm nghiệm 6.255 mẫu thực phẩm từ các cơ sở gửi lên và 776 mẫu lấy ngẫu nhiên trên thị trường.
Đối với các mẫu từ cơ sở gởi lên, chỉ có 7,6% mẫu không đạt tiêu chuẩn vi sinh. Thế nhưng có tới 63,3% số mẫu lấy ngẫu nhiên ngoài thị trường không đạt.
Riêng 6 tháng đầu năm, có tới 55,5% mẫu "thực phẩm chủ động giám sát" không đạt; trong đó, có 32,8% mẫu thực phẩm nhiễm vi khuẩn hiếu khí vượt giới hạn cho phép, nhiễm Coliform tới 33,9%, nhiễm E.Coli chiếm 17,7%, nhiễm Salmonella chiếm 0,5%...