Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Đặt Mua Báo Cáo
Trang Chủ
Giới thiệu
Giới thiệu chung
Cơ cấu tổ chức
Các lĩnh vực chuyên môn
Kinh nghiệm
Giá trị cốt lõi
Đối tác
Tin tức
Tin tức
Ðiều
Hồ tiêu
Lâm sản &gỗ
Rau quả
Chè
Sữa
Cà phê
Mía đường
Cao su
Thịt & thực phẩm
Phân bón
Thức ăn chăn nuôi
Thủy sản
Lúa gạo
Hoạt động
Bản tin
Các dự án,hoạt động đã làm
Các dự án
Nhân sự
Ban lãnh đạo
Phòng Tổng hợp
Phòng Thông tin truyền thông
Sản phẩm
Dữ liệu
Thư viện
Rớt nước mắt vì... được mùa tôm sú
11 | 09 | 2008
Chưa hết hân hoan vì một mùa nuôi tôm sú sản lượng cao thì hàng ngàn hộ dân ở ven phá Tam Giang thuộc các huyện Phú Vang, Phú Lộc (tỉnh TT-Huế) lại rớt nước mắt vì tôm rớt giá thảm hại.
Người dân ở đây đang đối diện với nguy cơ tái nghèo và nợ chồng nợ khi không có tiền để trả nợ vay ngân hàng.
Được mùa tôm, mất mùa tiền
Năm 2008, tỉnh Thừa Thiên-Huế thả nuôi gần 2.200ha, đạt 77% kế hoạch năm, bằng 72% so cùng kỳ năm ngoái. Đến thời điểm này, người nuôi tôm trên địa bàn tỉnh thu khoảng hơn 2.000 tấn; năng suất 1,2 -1,3 tấn/ha, đạt 35% kế hoạch năm, tăng 59,68% so với cùng kỳ. Bà Nguyễn Thị Hoa - người nuôi tôm ở xã Lộc Bình, huyện Phú Lộc - khoe: "Năm nay, gia đình tui thả nuôi 1ha tôm sú với hơn 10 vạn con giống. Nhờ thời tiết thuận lợi, người dân lại được hướng dẫn và tuân thủ lịch thời vụ, nên chỉ sau 3 tháng đã thu hoạch được hơn 1,3ha. Trong vòng 5 năm trở lại đây, chưa có năm nào năng suất tôm sú cao như bây giờ".Thế nhưng niềm vui ngắn chẳng tày gang. Người nuôi tôm ở TT-Huế bị giội một gáo nước lạnh khi tôm rớt giá đến mức không tin được. Nếu như giá tôm cùng kỳ năm ngoái (2007) bán ngang tại hồ (không kể to - nhỏ) lên đến 80.000 đồng/kg thì năm nay giá tôm đã rớt xuống còn 45.000 đồng/kg, thậm chí nhiều thời điểm còn thấp hơn. Bên cạnh đó, tôm đến lúc thu hoạch, nhưng rất khó bán vì ít người mua. Ông Lê Văn Nghệ - người nuôi tôm ở xã Vinh Thanh, huyện Phú Lộc - ví von: "Năm ni dân được mùa tôm, nhưng lại mất... mùa tiền. Những năm trước, đến thời điểm thu hoạch tôm, riêng xã Vinh Thanh có năm - sáu tư thương đến tranh nhau mua tôm, nhưng không hiểu sao năm nay chỉ có một - hai người. Vì thế, người nuôi thường xuyên bị ép giá. Biết là bị ép giá, nhưng tôm đã bắt lên rồi thì phải bán chứ biết làm răng?". Đáng nói là trong khi giá tôm bán chỉ rớt còn một nửa so với năm trước, nhưng giá thức ăn, giá tôm giống, vật liệu xây dựng ao hồ, công chăm sóc đều tăng cao gấp nhiều lần. Chẳng hạn, năm 2007, thức ăn tôm có giá từ 16-20 ngàn đồng/kg, nhưng năm nay giá tăng lên từ 25-30 ngàn đồng/kg. Các loại vôi xử lý nước, cải tạo ao đầm đều tăng từ 5.000 - 10.000đ/bao; các loại thuốc thú y thuỷ sản cũng tăng từ 5.000 - 10.000đ/chai hoặc gói.
Đổ nợ vì tôm
Trở lại xã Phú Diên, huyện Phú Vang, một trong những vựa tôm lớn nhất tỉnh TT-Huế (hơn 50ha hồ tôm) những ngày đầu tháng 9, đi từ đầu xã đến cuối xã, tìm đỏ mắt cũng không có được không khí vui tươi của ngày được mùa. Ông Lê Viết Bá - Trưởng thôn Kế Sung của xã Phú Diên - giải đáp thắc mắc của tôi bằng nụ cười méo mặt: "Vui răng được khi sau một vụ tôm được mùa, nhưng toàn xã lại có đến hơn 80% số hộ nuôi tôm đã trắng tay và nợ ngân hàng đầm đìa? Tại thôn Kế Sung của tui, hầu hết người nuôi tôm đều lỗ nặng, trong đó người lỗ ít nhất khoảng 5 triệu đồng và người lỗ lớn nhất lên tới 30 triệu đồng. Riêng gia đình tui năm nay nuôi 1,5ha với tổng chi phí 45 triệu đồng, chưa kể tiền công, nhưng thu hoạch chỉ bán được 30 triệu đồng, lỗ 15 triệu đồng". Ông Bá vừa nói, vừa chỉ tay lên mái nhà: "Hai vợ chồng lấy nhau hơn hai chục năm, dành dụm mãi nhưng vẫn không xoá nổi căn nhà lụp xụp. Năm nay, chúng tôi dự định sau mùa thu hoạch tôm sẽ làm lại căn nhà mà ở cho đàng hoàng vì con cái cũng đã lớn rồi. Giờ tôm tép kiểu này, chưa đói là may chứ còn nhà cửa chi nữa".Đúng là như ông Bá còn may, bởi hàng xóm của ông, vợ chồng ông Lê Đức Khung còn bi đát hơn. Sau khi thu hoạch tôm lỗ quá, không có tiền trả nợ ngân hàng nên đã bỏ nhà dắt nhau đi ra Vinh trốn nợ. Đặc biệt, với gia đình ông Nguyễn Văn Giáo, cũng ở thôn Kế Sung, tình cảnh càng thảm hại hơn. Sau vụ thu hoạch tôm trong nhà anh Giáo trống trơn, chỉ còn hai hủ lúa (chừng 1 tạ) mua từ đầu vụ tích trữ cho mùa mưa lũ sắp tới. Anh kể trong nước mắt: "Do không có hồ nuôi riêng, nên tui đấu thuê 0,5ha hồ nuôi của UBND xã Phú Diên (còn gọi là hồ EC, hồ nuôi tôm do Cộng đồng Châu Âu tài trợ, giao cho UBND xã quản lý), với mức 7 triệu đồng/năm để nuôi tôm. Từ đầu vụ, tui đã vay ở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh huyện Phú Vang 15 triệu đồng, cùng với số tiền dành dụm được của gia đình đã đầu tư hơn 46 triệu đồng cho cả vụ nuôi. Kết quả vừa qua, tui thu được 8 tạ tôm, bán được 36 triệu đồng (giá 45.000 đồng/kg), lỗ hơn 10 triệu đồng". Ông Giáo chua chát: "Ruộng vườn nghề nghiệp chi cũng không, mọi chi phí gia đình đều dựa vào con tôm, giờ không những trắng tay, mà nợ ngân hàng không biết lấy tiền mô mà trả. Sắp tới ngân hàng có đòi chắc tui để cho họ "xiết nhà" bỏ làng mà đi thôi...".Sau vụ nuôi được mùa nhưng đổ nợ, 10 hộ có đấu thuê hồ của UBND xã Phú Diên như ông Nguyễn Văn Giáo đã có đơn kiến nghị đề nghị miễn giảm tiền thuê hồ cho bà con. UBND xã Phú Diên cũng đã thống nhất giảm 15% tiền thuê hồ cho các hộ nuôi ở vụ nuôi năm tới. Thế nhưng, "với thiệt hại quá lớn từ vụ nuôi năm nay, mức giảm ấy của xã vẫn chưa thể giúp các hộ nuôi tôm hạch toán có lãi để tiếp tục nuôi, vì vậy vụ nuôi tới có lẽ chúng tôi sẽ trả hồ lại cho UBND xã" - ông Giáo nói.
Bài học thị trường
Theo Trung tâm Tin học Thuỷ sản (Bộ Nông Lâm Ngư), nguyên nhân làm tôm rớt giá là do tình hình suy thoái chung của nền kinh tế thế giới, đặc biệt là nền kinh tế Mỹ (nhà nhập khẩu tôm lớn nhất). Dẫn nguồn từ một đại diện của Công ty Nippon Suisan Kaisha (Nissui) Trung tâm Tin học Thuỷ sản, cho biết: Nguyên nhân lớn nhất là do mức tiêu dùng cá nhân ở Mỹ đối với các loại thực phẩm giá trị cao giảm và thói quen ăn nhà hàng đã giảm bớt, tiếp đến là sự giảm mạnh về giá nhà ở, giá nhiên liệu và các loại thực phẩm phối chế chủ yếu tăng cao.Trước biến động này, ngành thuỷ sản các nước trong khu vực như Thái Lan đã nhạy bén chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng có chi phí đầu tư thấp, khả năng thích ứng với môi trường cao để hạ giá thành sản phẩm. Trong khi đó, người nuôi tôm nước ta vẫn "bình chân" nuôi tôm sú và gặp hậu quả như hiện nay. Hiện, ngành thuỷ sản TT - Huế cũng chỉ cho phép nuôi tôm thẻ chân trắng đối với các hồ cao triều, chứ chưa cho người dân nuôi trong khu vực các ao hồ thuộc hệ đầm phá. Đây cũng là bài học trong quá trình hội nhập không chỉ đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, mà ngay cả đối với các cấp quản lý và chính mỗi người dân.
Nguồn: baothuongmai.com.vn
Các Tin Khác
Campuchia có thể là thị trường mới cho tôm VN
11 | 09 | 2008
Thị trường cá tra ĐBSCL: Bất ngờ đảo chiều
10 | 09 | 2008
Nuôi cá tra xuất khẩu phải có hợp đồng
09 | 09 | 2008
Giải pháp nào cho cá nguyên liệu lúc thừa lúc thiếu ?
08 | 09 | 2008
Nuôi cá tra phải có hợp đồng
08 | 09 | 2008
Thay đổi cách quản lý sản xuất “hộ chiếu” cho tôm
08 | 09 | 2008
Đồng Tháp: 8 tháng đầu năm, cá tra fillet đông lạnh xuất khẩu đạt hơn 50 ngàn tấn
08 | 09 | 2008
Điểm tin thị trường thuỷ sản thế giới ngày 4/9
06 | 09 | 2008
“Xé rào” cho tôm xuất khẩu
05 | 09 | 2008
Thừa Thiên- Huế: Nuôi tôm xen ghép làm sạch môi trường hạn chế rủi ro
04 | 09 | 2008
Tin Liên Quan
Nông dân lao đao vì tôm sú
9/16/2008 12:00:00 AM
Giảm giá thành: “Lối thoát” cho tôm sú
12/20/2007 12:00:00 AM
Tôm sú - Giữ hay buông (2)?
5/27/2008 12:00:00 AM
Rớt nước mắt vì... được mùa tôm sú
9/11/2008 12:00:00 AM
ĐBSCL: Tôm sú qua thời vàng son?
6/4/2008 12:00:00 AM
Giá tôm sú tại ĐBSCL tiếp tục xu hướng tăng mạnh
10/21/2009 12:00:00 AM
Bạc Liêu: Thiếu nước mặn, tôm chết hàng loạt
3/31/2010 12:00:00 AM
Tôm nước mặn tràn vào vùng ngọt hoá
9/19/2011 12:00:00 AM
Diễn biến thị trường trong nước ngày 2/8/2007
8/3/2007 12:00:00 AM
Tôm sú “đột quỵ”!
10/7/2008 12:00:00 AM
Báo cáo phân tích thị trường
Trung tâm Thông tin Phát triển Nông nghiệp Nông thôn