Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Hàng hóa thế giới tuần 16-23/7: Hầu hết giảm nhẹ, trừ kim loại quý và đường
25 | 07 | 2011
Vàng và đường tăng giá mạnh trong tuần qua, góp phần đắc lực đẩy chỉ số 19 nguyên liệu CRB của Reuters tăng lên 347,93 vào phiên kết thúc tuần, so với 346,30 một tuần trước đó.

Nợ hai bờ Đại Tây Dương như một trận cuồng phong làm tan nát thị trường hàng hóa thế giới, làm các nhà đầu tư vội vã rút tiền về tìm chỗ trú ẩn an toàn nơi thị trường vàng và chứng khoán.

Tuần qua thị trường vàng thế giới có đợt tăng giá dài nhất trong vòng 31 năm qua khi tăng 11 phiên liên tiếp, giá vàng giao sau trên sàn Comex tại New York lập kỷ lục 1.610,7 USD/ounce, mức giá cao nhất từ trước đến nay của giá vàng thế giới. Chỉ tạm dừng tăng trong vài phiên, vàng lại vọt lên kỷ lục mới 1624,30 USD.
Nợ công châu Âu và việc nâng trần nợ của Mỹ tiếp tục là tâm điểm của thị trường thế giới. Các nhà đầu tư lo ngại việc vỡ nợ ở châu Âu và Mỹ nên đã đổ xô đầu tư vào vàng nhằm tìm kiếm một “hầm trú ẩn” an toàn trong bối cảnh rủi ro tăng cao.

Tuần này, thị trường vàng vẫn tiếp tục tập trung vào cuộc đàm phán của quốc hội Mỹ xoay quanh việc nâng trần nợ công và cắt giảm ngân sách liên bang.
Giá dầu cũng tăng khá mạnh vào cuối tuần qua, sau khi châu Âu thông qua gói cứu trợ thứ 2 cho Hy Lạp và dự trữ dầu thô tại Mỹ giảm.

Giá dầu thô tuần qua tăng mạnh 4%, lên mức cao nhất 6 tuần, sát 100 USD/thùng.Giá dầu Brent tại London tăng 2,25% đạt 118,67 USD/thùng. Chênh lệch giữa giá dầu thô và Brent đã thu hẹp chỉ còn 8,8 USD/thùng.

Trên sàn giao dịch điện tử Singapore vào chiều 22//7, giá dầu thô ngọt, nhẹ New York giao tháng 9/2010 tăng 477 US cent lên 99,60 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ tăng 42 xu lên 117,93 USD/thùng.

Cơ quan năng lượng Quốc tế IEA thông báo sẽ ngừng cung dầu từ kho dự trữ khẩn cấp gây sức ép lên nguồn cung giao ngay trên thị trường. Tuy nhiên, xuất khẩu từ OPEC (trừ Ecuador và Angola) sẽ tăng 1,6% lên 23,05 triệu thùng/ngày trong 4 tuần tới bù đắp sự thiếu hụt của Mỹ và Lybia hiện nay. Dự trữ dâu thô của Mỹ giảm 1,44% xuống 354 triệu thùng khiến giá dầu thô tại New York tăng mạnh.

Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) ngày 21/7 cho biết cơ quan này "hiện không có kế hoạch rút thêm dầu" từ các kho dự trữ chiến lược tại các quốc gia tiêu thụ dầu mỏ.

Tuyên bố này của Cơ quan Năng lượng quốc tế được giới phân tích cho là đã góp phần "nâng đỡ tâm lý" của các nhà đầu tư.

Mặc dù tin lãnh đạo các nước châu Âu thông qua gói cứu trợ Hy Lạp lần thứ hai đã hỗ trợ đắc lực cho thị trường dầu, song các chuyên gia nhận định dù Hy Lạp đã được Liên minh Châu Âu (EU) nhất trí tung cho một gói cứu trợ thứ hai trị giá 109 tỷ Euro, thị trường vẫn lo ngại đây chưa phải là giải pháp cuối cùng cho mớ bòng bong nợ nần của Athens.

Giá cà phê trên thị trường kỳ hạn tuần qua tiếp tục lao dốc cho đến cuối tuần mới bắt đầu có dấu hiện chững lại.

Đầu tuần, giá cà phê thế giới tiếp tục sụt giảm trong nổi lo nợ công của các nước châu Âu chưa xong giờ đến phiên Mỹ nợ.

Giá cao su tuần qua tăng do các thông tin nhu cầu từ Ấn Độ tăng, châu Âu thông qua gói giải cứu thứ 2 cho Hi Lạp và giá dầu thô tăng mạnh.

Nhập khẩu cao su thiên nhiên Ấn Độ tháng 6/2011 đạt 19,2 nghìn tấn, tăng 60% so với cùng kỳ. Sản lượng nội địa đạt 59,2 nghìn tấn, tăng 4,1% nhưng nhu cầu  lên tới 80,5 nghìn tấn, tăng 8,13%. Dự kiến, nhập khẩu cao su Ấn Độ cả năm sẽ đạt 200 nghìn tấn, tăng 12,7% so với cùng kỳ năm trước.

Mới đây, Chính phủ Ấn Độ công bố cho phép nhập khẩu 40 nghìn tấn cao su trong năm 2011 với thuế suất ưu đãi 7,5%/năm thay cho thuế suất 20% ban hành cuối tháng 4.

Tại thị trường trong nước, việc xuất khẩu cao su sang Trung Quốc đang có dấu hiệu chậm lại, mức giá xuất khẩu trong tuần chỉ đạt 31.000 nhân dân tệ/tấn, giảm 1.000 nhân dân tệ/tấn (3,5 triệu đồng) so với tuần trước.

Giá ngũ cốc tuần qua giảm nhẹ, bởi triển vọng thời tiết khả quan tại Mỹ.

Đối với mặt hàng gạo, triển vọng Indonesia sẽ mua gạo vàocuối năm nay hỗ trợ giá gạo Việt Nam vững trong tuần này, trong khi gạo Thái Lan cũng vững giá ở mức tương đối cao mặc dù nhu cầu thấp vẫn bởi đồn đoán rằng chính phủ mới sẽ mạnh tay can thiệp vào thị trường này.

Mặc dù đang ở giữa vụ thu hoạch cao điểm, song gạo trắng 5% tấm của Việt Nam vẫn nhích thêm khoảng 5 USD so với tuần trước lên 510-515 USD/tấn, FOB. Gạo 25% tấm cũng tăng tương tự lên 465-475 USD/tấn.

Gạo trắng 100% B của Thái Lan hiện chào giá 550-555 USD/tấn. Giá gạo Thái lan tiếp tục vững ở mức cao mặc dù nhu cầu thấp. Nguồn cung ra thị trường Thái lúc này rất ít, bởi nông dân và các thương gia đều giữ hàng lại với hy vọng sẽ bán được giá cao gấp rưỡi hiện nay khi chính phủ mới thực hiện lời hứa.

Các thương gia Thái Lan cho rằng giá gạo của họ sẽ còn tiếp tục tăng từ nay tới cuối năm, thậm chí có thể lên tới 810 đô la/tấn.

Thị trường hạt điều thế giới tuần qua tương đối trầm lắng, ít người mua song cũng không nhiều người bán. Điều nhân W240 giá vững ở múc 4,85 đến 4,95 USD/lb, W320 giá 4,55 đến 4,65 USD/lb. Các loại điều nứt và vỡ giá từ 3,80 đến 4 USD.

Khách hàng có nhu cầu mua mạnh với các loại chất lượng thấp, nhưng về nguồn cung, ngoại trừ một số nhà chế biến, chủ yếu từ Việt Nam, có rất ít người bán điều chất lượng thấp.

Trên thị trường đường, giá tăng mạnh bởi nhu cầu từ Trugn Quốc. Nước đông dân nhất thế giới này sẽ thiếu hụt tới 2 triệu tấn đường trong năm nay, buộc các công ty trong nước phải tích cực nhập khẩu mặt hàng này.

Tháng 5 vừa qua, Trung Quốc thông báo sẽ xuất ra 250.000 tấn đường từ kho dự trữ quốc gia - lần đầu tiên trong năm nay, để giảm bớt khoảng cách giữa cung và cầu, nhằm giảm nhiệt thị trường đường.

Việc xuất khẩu sang Trung Quốc tăng mạnh đẩy giá đường Việt Nam tăng theo, và do vậy các thương gia Trung Quốc chuyển hướng sang tìm kiếm thêm cả nguồn cung từ Thái Lan.

Các chuyên gia kinh tế nhận định giá đường thế giới sẽ tiếp tục vững ở mức cao trong tương lai gần do lo ngại về sản lượng và tình trạng tắc nghẽn ở cảng biển Brazil, song trong quý 4 giá sẽ giảm trở lại, khi vào vụ thu hoạch mới.

Một số tin có tác động lớn tới thị trường hàng hóa thế giới tuần qua

* Ngày 21/7, các nước thuộc khu vực đồng Euro (Eurozone) đồng ý cấp cho Hy Lạp khoản cứu trợ thứ 2 trị giá 159 tỷ Euro (229 tỷ USD) tại cuộc họp thượng đỉnh bất thường của Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), củng cố niềm tin của các nhà đầu tư vào khả năng Châu Âu sẽ tăng trưởng ổn định trở lại.

Được biết, trong gói cứu trợ Hy Lạp lần 2 nói trên bao gồm 109 tỷ euro là do Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) "bơm" cho Hy Lạp, số 50 tỷ euro còn lại là do các lĩnh vực tư nhân đóng góp.

Theo các chuyên gia, quyết định trên đã khiến tâm lý các nhà đầu tư được giải tỏa khỏi nỗi lo dai dẳng lâu nay về vấn đề nợ công tại châu Âu, các thị trường như được "cởi trói" và các nhà giao dịch lấy lại được tinh thần, mạnh tay mua hơn và đẩy các thị trường chứng khoán, tiếp đến là thị trường dầu mỏ, đi lên mạnh mẽ.

* Ngày 19/7, Hạ viện Mỹ đã thông qua một dự luật cắt giảm chi tiêu liên bang tới 6.000 tỷ USD để đổi lấy việc nâng trần nợ công lên 2,4 nghìn tỷ USD. Dự luật này sẽ được đưa ra biểu quyết tại Thượng viện trong tuần tới. Ngày 2/8 là hạn chót để giải quyết vấn đề trần nợ công của Mỹ.

Giá hàng hóa thế giới tuần qua

Hàng hóa

ĐVT

Giá 23/7

Giá 16/7

+/-(so theo năm)

Dầu thô WTI

USD/thùng

99,81

97,42

9,2%

Dầu thô Brent

 USD/thùng

118,51

117,69

 25,1%

Khí thiên nhiên

 USD/gallon

4,399

4,546

 -0,1%

Vàng giao ngay

 USD/ounce

1601,50

1593,19

 12,7%

 

 

1598,78

 

 12,6%

Đồng Mỹ

US cent/lb

 441,00

 441,30

 -0,8%

Đồng LME

USD/tấn

 9675,00

 9672,00

0,8%

Dollar

 

 74,245

 75,114

 -6,1%

CRB

 

347,930

346,300

4,5%

Ngô Mỹ

 US cent/bushel

690,00

701,25

9,7%

Đậu tương Mỹ

 US cent/bushel

 1380,25

 1385,75

 -1,0%

Lúa mì Mỹ

US cent/bushel

692,25

694,75

-12,8%

Cà phê Mỹ

 US cent/lb

 241,50

 253,55

0,4%

Cacao Mỹ

USD/tấn

3065,00

3168,00

1,0%

Đường Mỹ

US cent/lb

31,34

28,97

 -2,4%

Tocom (RSS3)

USD/kg

4,79

 

 

Sicom (RSS3)

 

4,72

 

 

Malaysia(SMRCV)

 

5,05

 

 

Bạc Mỹ

 USD/ounce

 40,122

 39,071

 29,7%

Bạch kim Mỹ

USD/ounce

1798,40

1755,50

1,1%

Palladium Mỹ

USD/ounce

 806,40

 780,65

0,4%


Theo Vinanet



Báo cáo phân tích thị trường