Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Câu chuyện liên kết 4 nhà trong trồng cà phê
30 | 12 | 2011
Câu chuyện về cây café Arabica là bài học về mối liên kết 4 nhà còn rất lỏng lẻo, lối tư duy của người dân và việc chia sẻ lợ ích của doanh nghiệp. Ông nhìn nhận như thế nào về vai trò của Nhà nước trong câu chuyện phát triển cây café ở Sơn La?
Ông Đoàn Triệu Nhạn:
-          Tuy gọi là liên kết 4 nhà nhưng vẫn có nhiều vấn đề, nông dân là cá thể. Nhà nông cá thể thì có cái khó riêng, trong câu chuyện lợi ích thì người dân bao giờ cũng muốn nắm lợi ích của mình, và khi trả lại nguồn vốn vay của Nhà nước thì họ không muốn trả bởi trước hết họ phải tự lo đời sống của chính họ đã. Việc trả nợ cho công ty café và cây ăn quả Sơn La quả thật khó vì nhà nông chưa được tổ chức, không phải nông dân không muốn trả nợ hay kém hiểu biết nên chưa có tổ chức nên họ chưa nắm được hết yêu cầu, nên cứ chỗ nào mua giá cao thì họ bán nên không bán lại cho công ty nên công ty không thu mua hết được, vì vậy trong liên kết 4 nhà, doanh nghiệp là người chịu thua vì họ không có lợi. Dẫn đến nợ Nhà nước không trả được đi đến tình trạng yêu cầu phá sản.
Việc công ty café và cây ăn quả Sơn La yêu cầu phá sản từ nhiều năm nay, nhưng vẫn chưa được giải quyết. Việc này có ảnh hưởng như thế nào tới phát triển cây café ở Sơn La?
Ông Đoàn Triệu Nhạn:
-          Nếu không giải quyết sớm sẽ là lãng phí rất lớn. Một công ty có thể làm ăn được thì lại ngồi không vì phải chờ quyết định của Nhà nước xưm là nên phá sản hay thành lập công ty mới, nông dân không có sự hỗ trợ của tổ chức Nhà nước nào trong việc tham gia phát triển cây café bền vững. Theo tôi, việc xử lý của Nhà nước trong vấn đề này hơi chậm bởi không chỉ là vấn đề lợi ích của doanh nghiệp mà quan trọng hơn là lợi ích của người dân, do chuyện đó mà nông dân cũng không an tâm phát triển, và cũng không có cơ chế nào hỗ trợ nông dân phát triển, đó là vấn đề cần xem xét them.
-          Tôi cũng cho rằng hiện nay, Bộ NNPTNT, Cục Trồng trọt đã cùng chúng tôi làm việc, Viện Chính sách và Chiến lược NNPTNT cũng đã bàn về vấn đề này, thành lập một tổ chức tập hợp nông dân lại, xây dựng HTX trồng café, các hội những người trồng café để cùng sản xuất. Tuy nhiên, vẫn còn là trên các hội nghị, chưa giải quyết được vấn đề nào cả.
Về vấn đề công ty café và cây ăn quả Sơn La mong muốn được phá sản và cổ phần hóa có phải là một giải pháp tốt trong liên kết 4 nhà để phát triển bền vững cây café không?
Ông Đoàn Triệu Nhạn:
-          Dự án vay vốn của cơ quan phát triển Pháp AFD có những thiếu sót nhưng cách làm của họ là cho nông dân vay vốn, không nắm được đằng chuôi nên nông dân không hoàn thành được nhiệm vụ của mình, dù sao thì nông dân vẫn được lợi. Theo tôi thì coi thiếu sót đó là học phí, học phí để phát triển cùng café như vậy là rất đáng. Làm sao để một cùng như Sơn la, trước đây chỉ có sương muối, sương mù thành một cùng café bạt ngàn?
-          Theo tôi thì việc chậm chễ trong việc giải quyết cho công ty café và cây ăn quả Sơn La phá sản hay thành lập một công ty mới thì sẽ phục vụ nhiều hơn cho nông dân phát triển cả về sản xuất lẫn thu nhập.
Muốn phát triển nông nghiệp thì phải có liên kết 4 nhà và Nhà nước đóng vai trò chủ đạo, theo ông việc cổ phần hóa nông nghiệp, Nhà nước có vai trò như thế nào?
Ông Đoàn Triệu Nhạn:
-          Tôi nghĩ về việc đó, chắc chắn lãnh đạo tỉnh Sơn La sẽ làm việc đó, là xin thành lập một công ty cố phần làm café , một công ty cổ phần lớn đầu tiên ở Tây Bắc và họ có đủ khả năng để làm việc đó vì đã có kinh nghiệm trong trồng café.
-          Họ đã có những gắn bó quan hệ rất tốt với địa phương. Một công ty được Nhà nước cho thàng lập như thế sẽ làm việc trực tiếp với nông dân và sự gắn bó sẽ chặt chẽ hơn. Và nông dân sẽ không còn là cá thể nữa nếu chúng ta giúp họ tổ chức lại. Một HTX café hay hội những người trồng café sẽ tiếp nhận nhiều thông tin một cách tốt hơn. Theo tôi nên tổ chức ngay tại vùng café Sơn La, và phá sản ngay công ty café và cây ăn quả Sơn La để thành lập một công ty cổ phần hoạt động thực sự có hiệu quả gắn kết người nông dân lại với nhau. Có nhà doanh nghiệp, nhà khoa học và người nông dân, tỉnh lãnh đạo thì sẽ hoạt động tốt hơn.
Mô hình công ty cổ phần nông nghiệp sẽ tập trung vào rất nhiều khâu như tập hợp cùng nguyên liệu, người nông dân, đầu tư vốn và tìm thị trường tiêu thụ. Vậy công ty cổ phần nông nghiệp sẽ tập trung vào công đoạn nào là tốt nhất?
Ông Đoàn Triệu Nhạn:
-          Công ty cổ phần nông nghiệp ở Sơn La, mặc dù tôi rất gắn bó tâm huyết với café và rất hiểu biết về café nhưng hiện nay vẫn còn đang gặp khó khăn. Doanh nghiệp có thể giúp nông dân sản xuất café bền vững. Về chế biến thì họ có thể tiếp thu nhanh công nghệ chế biến mới có chất lượng cao hơn. Công ty cổ phần cần liên kết them với các công ty thương mại để thu mua xuất khẩu. Toi nghĩ những việc đó hoàn toàn làm được. Một công ty tổ chức tốt sẽ biết cách chuyển giao các thông tin về kỹ thuật, thị trường, thương mại cho nông dân.
Theo ông, công ty cổ phẩn nông nghiệp liệu co bị tư thương ép giá hay không?
Ông Đoàn Triệu Nhạn:
-          Cả nước chúng ta mới có hơn 20.000 ha café chè Arabica, tập trung ở Lâm Đồng rất nhiều. Ở ngoài Bắc thì chí có ở Điện Biên, Mường Ảng, Tuần Giáo, thành phố Sơn La, Thuận Châu, Mai Sơn và thành phố Sơn La. Đó là những vùng tập trung café Arabica lớn và người mua sẽ tập trung tại các vùng đó và chắc chắn có tình trạng ép giá và có nhiều cách làm không minh bạch tử tế.
-          Có thể kể đến công ty Tiến Minh, nếu có thể kết hợp được với các công ty tiền thân của Nhà nước như vậy, có trách nhiệm cùng bàn bạc với nhau để tạo nên chiến lược phát triển café ở Sơn La thì sẽ không có tình trạng ép giá xảy ra.
AGROINFO – InvestTV thực hiện


Báo cáo phân tích thị trường