Brazil tiếp tục dẫn đầu tại khu vực Mỹ Latin, trong khi Mexico ghi nhận mức tăng trưởng cao nhất về lượng sản xuất. Trong khi đó, lần đầu tiên trong vài năm, EU có tăng trưởng trong sản xuất TACN, dẫn đầu bởi Tây Ban Nha (+8%). Ngược lại, sản xuất giảm tại Đức, Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ và Hà Lan.
Khảo sát cũng cho thấy tăng trưởng nổi bật đến từ ngành TACN cho bò, lợn và thủy sản cũng như từ một số nước tại châu Phi, châu Á và Trung Đông.
Báo cáo bao gồm các kết quả từ 141 nước và hơn 30.000 nhà máy TACN, và Altech tuyên bố đây là đánh giá toàn diện và đồng nhất nhất từ trước đến nay về TACN. “Alltech Global Feed Survey cung cấp thông tin có giá trị và kiểm tra hàng năm về ngành TACN cũng như chúng tôi hướng đến cách cung cấp thực phẩm bền vững cho dân số thế giới ngày càng tăng”, theo Aidan Connolly, giám đốc cải cách và phó chủ tịch tập đoàn. “Báo cáo sẽ tiếp tục cải thiện và cung cấp dữ liệu chính xác, đáng tin cậy hơn”.
2017 Alltech Global Feed Survey ước tính sản xuất TACN toàn cầu đã đạt 1.032 triệu tấn, tăng 3,7% so ới năm 2015 và tăng 19% so với các kết quả của lần điều tra đầu tiên công bố vào năm 2012, bất chấp số lượng các nhà máy sản xuất TACN giảm 7%. Tăng trưởng sản xuất với số lượng nhà máy ít hơn cho thấy hiệu quả sản xuất cao hơn và giảm gánh nặng môi trưởng”, ông Connolly nhấn mạnh.
Báo cáo đánh giá sản xuất TACN tổng hợp và giá thu thập từ các nhóm bán hàng Alltech toàn cầu và đối tác với các hiệp hội TACN địa phương. Mục tiêu của Alltech là cung cấp một nguồn thông tin cho các chính khách có trách nhiệm, các nhà quyết định chính sách và các tác nhân trong ngành. Báo cáo năm nay cho thấy top 30 nước sản xuất lớn nhất sở hữu 82% các nhà máy TACN toàn cầu và chiếm 86% tổng sản lượng TACN toàn cầu.
Top 10 nước sản xuất TACN lớn nhất năm 2016 xếp từ cao xuống thấp là: Trung Quốc, Mỹ, Brazil, Mexico, Tây Ban Nha, Ấn Độ, Nga, Đức, Nhật Bản và Pháp. CÁc nước này chiếm 56% tổng số nhà máy TACN và 60% tổng sản lượng TACN toàn cầu.
Khảo sát của Alltech cũng nhấn mạnh rằng thủy sản tiếp tục tăng trưởng đều đặn qua các năm, với tăng trưởng sản xuất thức ăn thủy sản là 12% trong năm 2016, đạt 39,9 triệu tấn. Tăng sản lượng tại Thổ Nhĩ Kỳ, Đức, Anh và Pháp đóng góp cho kết quả sản lượng tăng nói chung tại khu vực châu Âu.
Châu Phi tăng sản xuất khoảng 1 triệu tấn, chủ yếu nhờ tăng trưởng sản xuất tại Ai Cập và Nigeria.
Châu Á duy trì mức sản lượng ổn định, với diễn biến trái chiều giữa các nước cùng châu lục: Sản xuất tại Philippines, Trung Quốc và Myanmar giảm trong năm 2016, trong khi sản xuất tại Việt Nam, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản và Hàn Quốc tăng. Khuynh hướng tăng sản xuất thức ăn thủy sản cùng chiều với khuynh hướng tăng trưởng sản lượng 8% hàng năm của thủy sản nuôi. Theo chủng loại nuôi, các loài có nhu cầu thức ăn tăng là cá chép (32%), tôm (21%), cá rô phi (12%), cá hồi (11%), và cá tra (8%).
Theo FIS