Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Sử dụng thuốc bón lá Nano trên cây chè
03 | 04 | 2017
Được sự hỗ trợ của Viện Vật lý (Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam), Hội Nước sạch và môi trường tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Hội Phụ nữ tỉnh tiến hành thực hiện các mô hình sử dụng thuốc bón lá Nano trên cây chè. Mô hình được đánh giá hiệu quả cả về kinh tế và môi trường.

Thuốc bón lá Nano Sông Hồng

 

Theo TS Nguyễn Thế Hùng, Viện Vật lý: Các nghiên cứu về phù sa chỉ ra rằng, trong phù sa có hàng trăm vi khoáng khác nhau nên các loại cây trồng trên đất phù sa bao giờ cũng tươi tốt hơn. Các hạt vi khoáng mang trong mình rất nhiều nano. Từ nano trong vi khoáng, qua hàng loạt các giải pháp công nghệ cao cấp, chúng ta thu được một loại dung dịch đặc biệt. Dung dịch này có tác dụng đặc biệt trong việc kích thích quang hợp, kích thích các quá trình sinh hóa trong cây trồng.

Chính vì vậy, khi phun dung dịch nói trên lên lá cây thì nhận thấy lá cây dày hơn, bóng mượt hơn. Đó chính là cơ sở để Viện Vật lý và Viện Nghiên cứu phát triển cây trồng tiếp tục triển khai các hoạt động thực nghiệm và sản xuất vi khoáng tổng hợp. Khẳng định tính chất đặc biệt của dung dịch vi khoáng tổng hợp và làm chủ được công nghệ sản xuất, quy trình trên đã được sản xuất đồng loạt với tên gọi cho sản phẩm là Thuốc bón lá Nano Sông Hồng.

Tiến hành thí điểm trên cây chè, thuốc bón lá Nano đã cho kết quả ngoài mong đợi với những luống chè bóng mượt. Đặc biệt, độ dày của lá tăng lên đã làm cho năng suất của chè tăng tới 15 - 20% (kết quả được tổng hợp tại Viện KHKT Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc).

Đưa vào dùng thử cách đây 3 năm, ông Nguyễn Văn Dũng ở xóm Nhà Thờ, xã Phúc Trìu, TP Thái Nguyên cho biết, không chỉ năng suất tăng mà chất lượng búp chè cũng được cải thiện tích cực, cụ thể là chè dùng thuốc bón lá Nano sẽ có vị ngọt hậu, giảm chát (Tanin), hương thơm bền.  

Nhân rộng

 

Nhận thấy việc sử dụng thuốc bón lá Nano có hiệu quả cho người làm chè, ông Hoàng Cường Quốc, Hội Nước sạch và bảo vệ môi trường Thái Nguyên cho biết, Hội đã đứng ra đề nghị với Viện Vật lý tổ chức sản xuất trên diện rộng để người làm chè có thêm một phương án trong sản xuất chè an toàn.

08-22-12_2
Chè bóng mượt nhờ thuốc bón lá Nano

Bà Hứa Thị Châu Giang, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Thái Nguyên cho biết, với 22.000ha chè và có 60.000 hộ dân làm chè, Thái Nguyên xứng đáng là thủ phủ trà Việt.

Tuy nhiên, phụ nữ chiếm tới 80 - 90% lao động trực tiếp làm chè. Mong muốn để hội viên các cấp được tiếp cận với khoa học kỹ thuật mới, hạn chế nguy cơ mất an toàn, hủy hoại sức khỏe và môi trường sống, Hội Liên hiệp Phụ nữ Thái Nguyên đã phối hợp với Hội Nước sạch và Viện Vật lý để đưa phân bón Nano vào sử dụng. Song băn khoăn của phần lớn chị em hiện nay là giá bán của loại thuốc bón lá trên là bao nhiêu?

Ông Nguyễn Thế Hùng cho biết, xuất phát từ mong muốn của bà con cũng như đề nghị của các cơ quan phối hợp, trước mắt, viện sẽ cung ứng miễn phí cho các hộ sử dụng thuốc bón lá Nano trong 2 tháng đầu tiên. Tiếp đó, viện sẽ cung ứng theo nhu cầu sử dụng và thu tiền với giá ưu đãi. Thực tế, thuốc bón lá có giá rất thấp, mỗi lứa chè, với chỉ 8.000 đồng, người làm chè có thể phun cho 6 - 7 sào chè. Ông Hùng ho biết thêm, thuốc không có hàng giả. Về lâu dìa, đơn vị sẽ tiếp tục hỗ trợ bà con nông dân Thái Nguyên sử dụng thuốc trên một số loại cây ăn quả và ra màu khác.

Bà Lê Thị Hằng ở xóm Nhà Thờ, xã Phúc Trìu cho rằng, người làm chè bây giờ đã ý thức được hậu quả của những tháng ngày sử dụng vô tội vạ phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Nay chuyển sang làm chè hữu cơ cũng không đơn giản nên thuốc bón lá Nano sẽ là lựa chọn để chuyển sang hình thức canh tác mới an toàn hơn, hiệu quả hơn.

 



Theo nong nghiep.vn
Báo cáo phân tích thị trường