Chiểu theo “Cơ chế hạn lượng xuất khẩu đồng thuận” (AETS), kế hoạch này sẽ được triển khai bởi các cơ quan chức trách tại mỗi quốc gia, xử lý các cam kết kinh doanh hiện nay theo cơ chế hợp đồng kỳ hạn và các biện pháp khác bao gồm sử dụng cao su tự nhiên trong nhiều ngành khác nhau như vận tải, hàng tiêu dùng và đường sá cao su hóa.
AETS là cơ chế được thông qua trong cuộc họp của ITRC tại Bangkok vào ngày 29/11, theo đó 3 nước quyết định động thuận giảm xuất khẩu. Theo báo cáo của IRCo, cuộc họp đã thống nhất hợp tác giữa ba nước về tăng tiêu dùng cao su tự nhiên trên thị trường nội địa và bày tỏ tin tưởng rằng các biện pháp mới này sẽ giúp phục hồi giá cao su.
Giá cao su Thái Lan RSS3 đã giảm 45% kể từ cuối tháng 1/2017 đến nay do tình trạng dư cung và nhu cầu chậm lại tại Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản. AETS đồng thuận rằng Thái Lan sẽ giảm xuất khẩu 230.000 tấn, Indonesia giảm 95.000 tấn và Malaysia giảm 20.000 tấn. Chỉ riêng Thái Lan đã sản xuất khoảng 5 triệu tấn cao su tự nhiên hàng năm, trong đó phần lớn dành cho xuất khẩu. Năm 2016, ba nước này cũng từng đồng thuận giảm xuất khẩu 615.000 tấn cao su tự nhiên trong vòng 6 tháng.
Thái Lan hiện chỉ sử dụng khoảng 600.000 – 800.000 tấn cao su tự nhiên trên thị trường nội địa. Đầu tháng 12/2017, chính phủ Thái Lan đặt mục tiêu tăng mức tiêu thụ nội địa đối với cao su tự nhiên lên hơn 1 triệu tấn hàng năm.
Theo Rubber & Plastics News (gappingworld.com)