Nguồn: Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT (IPSARD)
TÌNH HÌNH CHUNG
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG
7 tháng đầu năm, xuất khẩu nông lâm thủy sản (NLTS) của Việt Nam sang thị trường ASEAN chiếm 17,55% tổng xuất khẩu NLTS của Việt Nam. Giá trị xuất khẩu NLTS của Việt Nam sang các nước ASEAN đạt hơn 2,8 tỷ USD, tăng 33,94% so với cùng kỳ năm 2021, trong khi nhập khẩu đạt 2,7 tỷ USD, giảm 28,38% so với cùng kỳ năm trước. Tính riêng tháng 7/2022, kim ngạch xuất khẩu NLTS đạt 468,4 triệu USD, giảm 1,06% so với tháng trước và tăng 64,99% so với cùng kỳ năm 2021.
Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang ASEAN trong tháng 7/2022 là gạo (chiếm 42%), thủy sản (chiếm 15%), cà phê (chiếm 10%), phân bón các loại (chiếm 8%), thức ăn gia súc và nguyên liệu (chiếm 8%), hàng rau quả (chiếm 7%). So với tháng 7/2021, có 12/13 mặt hàng NLTS có kim ngạch xuất khẩu tăng, cao nhất là sắn và các sản phẩm từ sắn (tăng 1732,5%), cao su (tăng 112,48%), gạo (tăng 94,21%), hàng rau quả (tăng 67,57%), hàng thủy sản (tăng 62,56%). Sản phẩm từ cao su là sản phẩm duy nhất có giá trị xuất khẩu giảm so với cùng kỳ năm trước (giảm 1,49%). Chi tiết tại phụ lục đính kèm).
Bộ Nông nghiệp Philippines đang xem xét việc nhập khẩu cả hành tây đỏ và hành trắng để giải quyết tình trạng thiếu hụt nguồn cung sau khi giá hành tây trắng đạt 400P/kg (tương đương 7,2 Eur/kg) và giá hành tây đỏ đạt 150P/kg (tương đương 2,7 Eur/kg.
Trong 7 tháng đầu năm 2022, Campuachia xuất khẩu 117.951,55 tấn xoài tươi, giảm 26,84% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, Việt Nam là thị trường xuất khẩu chính với khối lượng khoảng 62.600 tấn (chiếm 53,11%), tiếp đến là Thái Lan (27.700 tấn), Trung Quốc (27.500 tấn), Hàn Quốc (160 tấn) và Hồng Kông (2 tấn). Trong cùng thời kỳ, xuất khẩu chuối tươi cũng bị ảnh hưởng, với khối lượng xuất khẩu đạt 250.000 tấn, giảm 7,28% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, khối lượng chuối xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 220.000 tấn, Việt Nam đạt 24.000 tấn. Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu kho lạnh khiến chi phí xuất khẩu trái cây tăng cao và các biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt tại các cửa khẩu Trung Quốc.
Nhập khẩu thịt heo của Philippines trong năm nay có thể tăng 2,71% so với cùng kỳ năm ngoái lên mức kỷ lục 341.000 tấn để giải quyết sự thiếu hụt nguồn cung trong nước do dịch ASF gây ra, FAO cho biết trong một báo cáo triển vọng nửa năm. Tình trạng tái đàn chậm của các trang trại nuôi heo sau sự lây lan của virus ASF đã thúc đẩy quốc gia Đồng Nam Á tăng nhập khẩu. “Nhập khẩu của Philippines được dự báo sẽ tăng khoảng 3%, do sự phục hồi chậm hơn so với dự đoán của đàn heo trong nước từ virus ASF”, FAO cho hay. Bất chấp triển vọng khá lạc quan về sự phục hồi đàn heo của Philippines, FAO dự báo rằng sản lượng heo địa phương của nước này sẽ tăng nhẹ trong năm nay lên 1,192 triệu tấn so với mức 1,118 triệu tấn của năm ngoái. Tổng lượng heo cho giết mổ ước tăng nhẹ lên 1.531 tấn so với 1.518 tấn của năm 2021.
Báo cáo chi tiết xem tại đây.