Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
BÁO CÁO TÌNH HÌNH XNK NLTS SANG THỊ TRƯỜNG ASEAN THÁNG 5/2022
16 | 06 | 2022

Nguồn: Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT (IPSARD)

TÌNH HÌNH CHUNG

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG

4 tháng đầu năm, xuất khẩu nông lâm thủy sản (NLTS) của Việt Nam sang thị trường ASEAN chiếm 17,40% tổng xuất khẩu NLTS của Việt Nam. Giá trị xuất khẩu NLTS của Việt Nam sang các nước ASEAN đạt hơn 1,4 tỷ USD, tăng 18,71% so với cùng kỳ năm 2021, trong khi nhập khẩu đạt 2,7 tỷ USD, giảm 6,9% so với cùng kỳ năm trước. Tính riêng tháng 4/2022, kim ngạch xuất khẩu NLTS đạt 400,3 triệu USD, tăng 16,70% so với tháng trước và tăng 2,48% so với cùng kỳ năm 2021.

Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang ASEAN trong tháng 4/2022 là gạo (chiếm 34%), thủy sản, phân bón các loại (chiếm 16%), cà phê, gỗ và sản phẩm gỗ (chiếm 8%). So với tháng 4/2021, có 10/13 mặt hàng NLTS có kim ngạch xuất khẩu tăng, cao nhất là sản và sản phẩm từ sắn (tăng 1520%), phân bón các loại (126%); sản phẩm từ cao su (34,43%); thủy sản (26,91%). Trong khi đó, có 3/13 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu giảm, giảm nhiều nhất là gạo (giảm 29%); cao su (giảm 6%). Chi tiết tại phụ lục đính kèm).

Bộ Thương mại Thái Lan ngày 4/5 đã công bố kế hoạch xuất khẩu 530.000 tấn trái cây tươi sang Trung Quốc trong năm nay. Trong đó, 390.000 tấn trái cây, tương đương 83%, sẽ được xuất khẩu bằng đường biển thông qua 5 hãng tàu - Cosco, SITC, Yang Ming, Maersk và Wanhai - đến 6 cảng Trung Quốc là Shekou (26,5%), Nansha (20%), Hong Kong (20%), Zhanjian (13,5%), Xinzhou (13,5%) và Xiamen (6,5%); 36.000 tấn, tương đương 6,5%, sẽ được xuất khẩu bằng đường hàng không thông qua Thai Airways International, Thai Lion Air, AirAsia X và China Southern Airlines đến 3 sân bay của Trung Quốc là Quảng Châu (80%), Thâm Quyến (13%) và Côn Minh (7%); 10,5% còn lại sẽ được xuất khẩu bằng đường bộ qua 4 cửa khẩu là Mohan, Hữu Nghị Quan, Đông Hưng và Bằng Tường.

Theo ANRPC, qua số liệu thống kê sơ bộ, trong năm 2021, sản lượng cao su thiên nhiên trên thế giới chỉ đạt hơn 13,8 triệu tấn, trong khi nhu cầu là hơn 14 triệu tấn. Mức thâm hụt lên tới khoảng 200 nghìn tấn. ANRPC dự báo nguồn cung cao su toàn cầu đang tiếp tục thiếu hụt so với nhu cầu và sẽ gia tăng thiếu hụt trong những năm tiếp theo cho đến năm 2028, thậm chí có thể kéo dài đến năm 2031 do khoảng cách cung và cầu ngày càng lớn.

Theo số liệu của Cục Thống kê Trung ương Indonesia (BPS), năm 2021, lượng hồ tiêu xuất khẩu của Indonesia đã giảm xuống mức thấp nhất trong 7 năm qua khi chỉ đạt 37.738 tấn với kim ngạch 166,8 triệu USD. Những thị trường xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất của Indonesia trong năm vừa qua là Việt Nam (8.285 tấn), Mỹ (5.294 tấn) và Trung Quốc (4.908 tấn). Tuy nhiên, so với năm 2020 lượng hồ tiêu xuất khẩu của Indonesia sang các thị trường kể trên đã giảm lần lượt là 60,7%, 20,3% và 56,8%.

Báo cáo chi tiết xem tại đây.



Báo cáo phân tích thị trường