- Các chính sách hỗ trợ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp.
- Các chính sách hỗ trợ nhằm nâng cao nhận thức của người sản xuất để đáp ứng được sản phẩm đạt yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu.
- Các chính sách nâng cao năng lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp.
1. Các chính sách hỗ trợ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp:
Tập trung chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thành phố giai đoạn 2006 – 2010; các chương trình giống cây trồng vật nuôi trọng điểm; các chương trình mục tiêu phát triển rau an toàn, hoa và cây kiểng, các cảnh, bò sữa, tôm sú, cá sấu. Cụ thể:
- Hỗ trợ về kỹ thuật cũng như công tác xúc tiến thương mại để xây dựng một số mô hình sản xuất nông nghiệp theo qui trình GAP, nhằm giúp cho các nhà sản xuất tạo ra những sản phẩm đạt chất lượng cung cấp cho doanh nghiệp như:
- Mô hình sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP – Good Agricultural Pratices) tại xã Nhuận Đức – huyện Củ Chi với diện tích là 30 ha. Trong đó, áp dụng qui trình Eurepgap (tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt của các nhà bán lẻ EU) khoảng 8,8 ha..
- Mô hình nuôi tôm sú theo hướng GAP tại xã Lý Nhơn – huyện Cần Giờ với tổng diện tích là 21,45ha (trong đó có 11 hộ nuôi).
- Hỗ trợ thành lập các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp theo hướng chú trọn gvề chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm như: hợp tác xã sản xuất rau an toàn (Phước An, Thành Trung, Ngã ba Giòng, Nhuận Đức…), hợp tác xã chăn nuôi heo an toàn Tiền Phong.. nhằm đáp ứng một phần sản phẩm nông nghiệp đạt chất lượng cao, an toàn cho các siêu thị, cũng như cho các doanh nghiệp chế biến.
- Chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn thành phố giai đoạn năm 2006 -2010 theo quyết định 105/2006/QĐ – UBND nhằm hỗ trợ cho các thành phần kinh tế hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn thành phố đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu, xây dựng cơ sở bảo quản và chế biến sản phẩm nông nghiệp nhằm nâng cao được chất lượng sản phẩm nông nghiệp. Ngoài ra, chính sách này còn khuyến khích việc đầu tư cây, con giống mới cho năng suất và chất lượng cao,….
- Thành lập trung tâm công nghệ sinh học thuộc sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng nhằm nghiên cứu lai tạo các giống cây, con mới nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp cũng cấp cho thị trường.
- Đẩy mạnh việc liên kết giữa nhà sản xuất và các doanh nghiệp nhằm định hướng và sản xuất sản phẩm theo yêu cầu của thị trường, Từ Tháng 11/2005 đến nay, Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ Nông nghiệp đã phối hợp với các doanh nghiệp ký hợp đồng tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp với nhiều ngành hàng đa dạng, đến nay đã có tổng cộng 81 hợp đồng ( với 18 sản phẩm và nhóm sản phẩm nông nghiệp) giữa doanh nghiệp chuyên kinh doanh nông sản với bà con nông dân, tổ hợp tác và hợp tác xã sản xuất nông nghiệp trên địa bàn. Việc hỗ trợ tăng cường liên kết, xúc tiến thương mại tìm đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp nhằm khuyến khích các bà con nông dân đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, đồng thời cũng tạo điều kiện giúp cho bà con nông dân nhận thức được việc sản xuất ra các sản phẩm đạt chất lượng đáp ứng với yêu cầu của các doanh nghiệp, từ đó cũng nâng cao được năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Triển khai hoạt động liên kết sản xuất rau an toàn tại 8 tỉnh thành ( TP.HCM, Bà rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, Long An và Tiền Giang) tạo sự thống nhất về tiêu chuẩn sản xuất và biện pháp kiểm tra, giám sát sản phẩm để ổn định và nâng cao chất lượng rau, đáp ứng yêu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu, qua đó nâng cao được năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước.
- Chính sách hỗ trợ xây dựng thương hiệu cho các doanh nghiệp, hợp tác xã như: các hợp tác xã rau an toàn, hợp tác xã bánh tráng Phú Hòa Đông, làng nghề cá sấu Sài Gòn. Việc hỗ trợ xây dựng thương hiệu cho các doanh nghiệp và các hợp tác xã sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp nhằm nâng cao được chất lượng sản phẩm từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong việc xúc tiến thương mại sản phẩm ra thị trường.
- Hợp tác với các hiệp hội ngành nghề, hội nông dân thông qua các chương trình họat động cụ thể, như: Hội nông dân thành phố trong các hoạt động thông tin về thị trường, chính sách, phổ biến kỹ năng xúc tiến thương mại; với hội làm vườn và trang trại qua các lớp tập huấn kỹ năng sản xuất và xúc tiến thương mại, tham gia hội chợ - triển lãm, phổ biến thông tin thị trường; với hội trái cây Việt Nam qua các họat động xúc tiến thương mại, hội thảo chuyên đề….Việc hợp tác với các hiệp hội ngành nghề và tham gia các hội chợ triễn lãm này có ý nghĩa rất lớn trong việc quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp trên thị trường, qua đó gián tiếp đã góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp từng bước nâng cao được chất lượng sản phẩm của mình để nâng cao được khả năng cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập.
- Trung tâm tư vấn và hỗ trợ nông nghiệp đã có hợp tác với tổ chức CBI ( Hà Lan) trong việc hỗ trợ xuất khẩu rau, hoa quả vào thị trường EU. Việc hỗ trợ này cũng là động lực cho các nhà sản xuất và các doanh nghiệp nâng cao được chất lượng sản phẩm nông nghiệp đáp ứng được yêu cầu của thị trường EU.
- Hợp tác với các nhà phân phối như Metro Cash & Carry, Coopmart để triển khai các hoạt động hỗ trợ có liên quan đến việc tập huấn cho người sản xuất các kiến thức và kỹ năng sản xuất nông nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng và vệ sinha n toàn thực phẩm. Các lớp đào tạo đã giúp cho doanh nghiệp nâng cao nhận thức về sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của thị trường từ đó nâng cao được chất lượng cho sản phẩm của mình. Việc đầu tư xây dựng các trạm sơ chế, bảo quản rau an toàn giúp cho các nhà sản xuất đảm bảo cung cấp những sản phẩm đạt chất lượng tốt cho thị trường
- Trung tâm tư vấn và hỗ trợ nông nghiệp còn có chương trình hợp tác với tổ chức SGS ( tổ chức chuyên về đánh giá và cấp các chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm của Pháp). Việc hợp tác này nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp xây dựng các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, qua đó nâng cao được năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
- Khuyến khích áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, phương thức sản xuất mới nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp như:
- Ứng dụng phương pháp BLUP đánh giá tiến bộ di truyền giống trên đàn heo thành phố
- Ứng dụng các phương pháp marker phân tử trong chọn, tạo giống cây trồng
- Ứng dụng các phương pháp cấy mô để sản xuất các giống hoa lan
- Ứng dụng công nghệ truyền cấy phôi để sản xuất và nhân giống bò sữa cao sản
- Hỗ trợ xây dựng hệ thống sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh TMR (Total Mixed Ration) để nâng cao chất lượng sữa
- Ứng dụng mô hình trồng rau trong nhà lưới, nhà kính
- …
2. Các chính sách hỗ trợ nhằm nâng cao nhận thức của người sản xuất:
Các chính sách hỗ trợ này nhằm nâng cao nhận thức của người sản về sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu. Cụ thể như:
- Hỗ trợ việc tăng cường liên kết giữa các nhà sản xuất với hệ thống siêu thị Metro hay Co-opmart, cũng như giữa nhà sản xuất với các doanh nghiệp. Việc đưa sản phẩm nông nghiệp vào các hệ thống siêu thị và cung cấp cho các doanh nghiệp giúp nâng cao được nhận thức của nhà sản xuất về chất lượng sản phẩm và xúc tiến thương mại cho sản phẩm nông nghiệp.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng như các đơn vị trực thuộc đã thường xuyên phối hợp với đài truyền hình, đài phát thanh thành phố trong các chương trình về khuyến nông, phối hợp với đài phát thanh truyền Bình Dương và các báo như: báo Nông Nghiệp, Sài Gòn Giải Phóng,…Hàng tuần có các chương trình tuyên truyền, hướng dẫn kỹ thuật về sản xuất an toàn cho các nhà sản xuất, cũng như thông tin về xúc tiến thương mại hàng nông sản cho các doanh nghiệp để giúp họ nâng cao được nhận thức về sản phẩm đạt chất lượng cũng cấp cho thị trường trong nước cũng như xuất khẩu. Ngoài ra còn có thông tin tuyên truyền, hướng dẫn kỹ thuật trên các website cũng góp phần nâng cao được chất lượng sản phẩm nông nghiệp.
3. Các chính sách nhằm nâng cao năng lục quản lý nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp
- Tăng cường các quan hệ hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước, nhất là đối với các nước có nền nông nghiệp phát triển như: Israel, Hà Lan, Úc, Đài Loan…để hỗ trợ xây dựng năng lực quản lý cho cán bộ công chức ngành nông nghiệp thành phố, như cử cán bộ tham dự các lớp đào tạo, tập huấn ở nước ngoài; tham dự các hội thảo, hội nghị quốc tế; trao đổi thông tin, kêu gọi các dự án đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp với những kết quả cụ thể như: hợp tác với tập đoàn Joon Yoong (Hàn quốc) để sản xuất nấm Linh chi có cấy Selenium; với Bộ nông nghiệp và Bộ ngoại giao Israel trong lĩnh vực chăn nuôi bò sữa; với tổ chức xúc tiến nhập khẩu vào EU từ các nước đng phát triển Hà Lan (CBI) trong đề án hỗ trợ xuất khẩu rau – hoa – quả TP vào thị trường EU…
- Nâng cao hoạt động của hệ thống thú y, kiểm dịch động thực vật, bảo đảm các haọt động về bảo vệ vật nuôi, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, kiểm tra, chứng nhận chất lượng VSATTP. Phát huy năng lực của các Phòng kiểm nghiệm trong việc phân tích, đánh giá, thông báo nguy cơ vi phạm quy định về sử dụng thuốc BVTV; tăng cường hệ thống quản lý sản xuất và tiêu thụ rau, hoa và quả tươi theo đúng tiêu chuẩn vệ sinh ATTP; tuyên truyền, phổ biến rộng rãi, nâng cao trình độ nhận thức và trách nhiệm của người sản xuất trong việc sử dụng thuốc BVTV, chất bảo quản…; phát triển các vùng sản xuất rau an toàn, đảm bảo chất lượng vệ sinh ATTP phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
- Sở Nông Nghiệp và PTNT TP đã chỉ đạo xây dựng một loạt các chương trình, đề án cụ thể như: đề án chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp qui mô cấp xã cho 36 xã phường trên địa bàn thành phố, đề án phát triển ngành dịch vụ nông nghiệp, các chương trình trọng điểm nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp của thành phố giai đoạn 2006 – 2010 như: chương mục tiêu phát triển bò sữa, rau an toàn, cá sấu, hoa và cây kiểng, cá cảnh, tôm sú…
Tuy nhiên, song song với những nỗ lực trên, thành phố cũng còn nhiều tồn tại có liên quan đến vấn đề về quản lý cũng như liên quan đế vấn đề sản xuất nông sản đạt chất lượng, có thể kể đến như:
Về phía các cơ quan quản lý nhà nước:
- Còn thiếu các văn bản pháp qui, các chính sách quản lý, kiểm tra và giám định chất lượng hàng hóa nông sản, nhất là các sản phẩm nông nghiệp nhập khẩu.
- Chưa được trang bị đầy đủ các thiết bị và phương tiện thí nghiệm để phân tích, kiểm tra chất lượng nông sản, kể cả nông sản sản xuất trong nước lẫn ngoại nhập.
- Năng lực cán bộ còn hạn chế và môi trường pháp lý trong nước chưa đầy đủ để giải quyết các vướng mắc phát sinh trong quá trình giao dịch hàng hóa nông sản quốc tế, trong đó có cả các tranh chấp phát sinh có liên quan đến chất lượng hàng hóa nông sản.
Về phía các doanh nghiệp:
- Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp còn hạn chế so với yêu cầu tiếp cận thị trường các nước
- Năng lực đầu tư để nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp cũng như sự sẵn sàng của các nhà sản xuất, các doanh nghiệp còn hạn chế.
- Chất lượng sản phẩm còn chưa ổn định.
4. Qui mô sản xuất còn nhỏ và phân tán; ý thức liên kết, hợp tác lẫn nhau còn yếu
Tóm lại:
Nhận thức được các hạn chế trong quá trình phát triển sản phẩm nông nghiệp đạt chất lượng cao, phù hợp với yêu cầu của thị trường. Với phương châm đồng bộ, tập trung và thực hiện theo nguyên lý “vết dầu loang”, trong thời gian, quan điểm phát triển sản phẩm nông nghiệp thành phố được xác định qua các nội dung chủ yếu như:
- Thị trường sẽ quyết định sản xuất, tức là từ xu hướng tiêu dùng trên thị trường sẽ điều chỉnh và tổ chức lại sản xuất cho phù hợp
- Phát triển các hình thức tiêu thụ theo mô hình hạt nhân, tức tập trung đầu tư cho các doanh nghiệp có năng lực tiêu thụ tốt và tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp tổ chức các vệ tinh là những nông hộ hoặc hợp tác xã cung ứng nguyên liệu, tổ chức các hình thức tiêu thụ sản phẩm thông qua hợp đồng theo quyết định số 80/TTg của Thủ tướng chính phủ.
- Phối hợp tổ chức tốt để đồng bộ hóa các yếu tố đầu vào và đầu ra của sản phẩm, tạo sự ổn định về chất lượng, đảm bảo sản lượng và tăng tính cạnh tranh về giá cả
- Tập trung trước mắt cho yêu cầu của thị trường nội địa, sau đó sẽ chuyển sang xuất khẩu với việc xác định rõ thị trường mục tiêu và xây dựng chiến lược thâm nhập thị trường cho từng sản phẩm cụ thể.
Từ đó, ngành nông nghiệp và PTNT thành phố đã dần dần định hướng và từng bước nâng cao được chất lượng sản phẩm nông nghiệp Ngoài ra, cùng với sự đẩy mạnh các mối liên kết, sự chỉ đạo tập trung nguồn lực từ các đơn vị, cơ quan có liên quan, chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp cũng đã được triển khai nhằm thực hiện chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp một cách hiệu quả, nâng cao chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước lẫn xuất khẩu.